Thứ sáu, 08/06/2018, 06:45 (GMT+7)

Chăm sóc trẻ sinh non – Cần lưu ý gì?

BS. Cam Ngọc Phượng
  • Tiến sĩ, Bác sĩ
  • Nhi khoa
  • Giám đốc
  • Bệnh viện đa khoa Tâm Anh
Xem thêm thông tin
Sinh non là gì? Sinh non là bé được sinh ra khi tuổi thai dưới 37 tuần. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 18% tổng số ca sinh là non tháng, xấp xỉ 15 triệu trẻ sinh non một năm.

Sinh non là gì?

Sinh non là bé được sinh ra khi tuổi thai dưới 37 tuần. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 18% tổng số ca sinh là non tháng, xấp xỉ 15 triệu trẻ sinh non một năm.

Các nguyên nhân sinh non là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây sinh non, do bào thai, do mẹ hay do cả hai. Mặc dù y học đã có nhiều tiến bộ, nhưng cho đến hiện nay khoảng 50% trường hợp sinh non không rõ nguyên nhân. Có các yếu tố làm tăng nguy cơ sinh non:

Tuổi của bà mẹ dưới 17 hay trên 35 tuổi.

Bà mẹ bị căng thẳng, chấn thương, làm việc nặng hay đứng quá lâu.

Bà mẹ bị nhiễm trùng tiểu hay viêm âm đạo có nguy cơ sinh non tăng gấp đôi.

Bà mẹ mắc các bệnh lý mãn tính như thiếu máu, cao huyết áp, tiểu đường.

 

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung

Với kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm, tỉ lệ sinh đôi sinh ba gia tăng. Khoảng 50% sản phụ sinh đôi sẽ sinh con trước 36 tuần tuổi và khoảng 50% sản phụ sinh ba sẽ sinh con trước 32 tuần tuổi.

Trẻ sinh non có các vấn đề gì?

Trẻ sinh non có nhiều vấn đề cần được chú ý theo dõi để can thiệp thích hợp, do tất cả các cơ quan trong cơ thể trẻ đều chưa phát triển, chưa trưởng thành đầy đủ.

Bại não: Là rối loạn về vận động, tư thế, trương lực cơ của trẻ. Trẻ có thể gặp khó khăn trong giao tiếp, trong học tập.

Thị lực: Trẻ có thể bị giảm thị lực, bị mù do bong võng mạc.

Giảm thính lực.

Bệnh mãn tính: Bệnh phổi mãn, hen suyển.

Trẻ sinh non cần được chăm sóc như thế nào?

Trẻ sinh non rất dễ bị ảnh hưởng từ các thay đổi dù là rất nhỏ trong chăm sóc. Tiếp cận điều trị trẻ sinh non đòi hỏi chăm sóc chuẩn và đồng bộ trên nhiều phương diện. Đặc biệt, đối với trẻ sinh non cực nhẹ cân (cân nặng lúc sinh dưới 1000gr) nên được điều trị tại các trung tâm hồi sức sơ sinh chuyên sâu, để có thể chăm sóc toàn diện.

Chăm sóc tiền sản: Tiêm glucocorticoids cho mẹ giúp phổi trẻ sinh non trưởng thành và giảm nguy cơ xuất huyết não ở trẻ sinh non cực nhẹ cân.

Đảm bảo thân nhiệt trẻ ổn định, giữ ấm cho trẻ ngay sau sinh trong giường sưởi, lồng ấp. Trẻ sinh non không có dự trữ mỡ như trẻ đủ tháng, trẻ không thể tạo đủ nhiệt để bù lại phần nhiệt mất qua da. Khi trẻ ổn định, khuyến khích bà mẹ thực hiện da kề da để giữ ấm trẻ.

Hỗ trợ trẻ thở: Phổi trẻ sinh non chưa trưởng thành, thiếu surfactant, chất giúp nở phổi, nên phổi trẻ bị xẹp lại. Vì vậy, trẻ sinh non cần được thở áp lực dương liên tục sớm sau sinh.

Cung cấp dinh dưỡng tiêu hóa sớm: Trẻ sinh non dễ bị viêm ruột sau khi uống sữa qua đường miệng. Bú sữa mẹ giúp trẻ giảm nguy cơ viêm ruột hoại tử. Đối với trẻ đã dung nạp sữa mẹ, nhưng không tăng cân, có thể phải bổ sung thêm bột tăng cường sữa mẹ, giúp trẻ tăng cân và phát triển vòng đầu.

Phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện: Hệ thống miễn dịch trẻ sinh non chưa phát triển, làm trẻ dễ nhiễm khuẩn và khi bị nhiễm khuẩn thì diễn tiến rất nhanh đến nhiễm khuẩn huyết nặng. Nhiễm khuẩn bệnh viện ở trẻ sinh non cực nhẹ cân thường gặp. Trong thời gian nằm viện khoảng 1 tháng, trung bình trẻ có một đợt bị nhiễm khuẩn, và có thể gây tử vong. Tuân thủ chặt chẽ việc rửa tay, thực hiện kỹ thuật vô trùng, giúp giảm thiểu nhiễm khuẩn bệnh viện, và tỉ lệ cần sử dụng kháng sinh.

Tầm soát tim bẩm sinh, xuất huyết não, tầm soát bệnh lý võng mạc và đo thính lực.

Theo dõi phát triển tâm thần vận động trẻ mỗi tháng sau xuất viện, thực hiện chương trình can thiệp vật lý trị liệu sớm.

Có cách nào để phòng ngừa sinh non không?

Có những nguy cơ sinh non mà chúng ta không thể thay đổi được. Tuy nhiên, có một số cách thức giúp giảm nguy cơ sinh non:

Khám thai đầy đủ, ít nhất mỗi 3 tháng một lần, và có thể khám thai thường xuyên hơn, theo chỉ định của bác sĩ Sản khoa.

Khám thai giúp tầm soát và điều trị bệnh nhiễm trùng hay các bệnh lý mãn tính của thai phụ, nếu có.

 

- Nếu đã có tiền sử sinh non, lần mang thai này thai phụ cần đi khám xem có bị hở eo cổ tử cung không. Bác sĩ Sản khoa có thể khâu eo cố tử cung lúc thai 14 tuần, để giảm nguy cơ sinh non.

- Nếu khám thai phát hiện cổ tử cung ngắn lúc thai dưới 24 tuần, thai phụ có thể được tiêm bắp hay đặt âm đạo thuốc Progestogens từ lúc thai 16 - 20 tuần, để giảm co bóp tử cung, giảm nguy cơ sinh non.

Ngoài ra, thai phụ chú ý:

- Bổ sung đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng.

- Tránh làm việc nặng, tránh công việc đứng quá lâu.

- Giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống.

BS Cam Ngọc Phượng

Trưởng khoa Hồi sức sơ sinh

Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc

Theo Tạp chí Sức Khỏe

Bạn muốn đặt câu hỏi cho Cam Ngọc Phượng
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Ý kiến của bạn ({{ pagination.lastes.total }})
Bài viết khác của Cam Ngọc Phượng
{{ item.desc.name }}
Bài viết khác - Nhi khoa
{{ item.desc.name }}
{{ item.desc.name }}
Banner Hỏi đáp Bác sĩ Banner Cơ sở y tế banner 1 trong 4 box (Thư viện BS) Banner Trò chuyện cùng BS
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận thông tin mới nhất từ Sức Khoẻ

Vui lòng để lại thông tin và Chuyên khoa bạn quan tâm, Sức Khỏe sẽ gửi đến bạn những cập nhật mới nhất qua Email của bạn.