Đái tháo đường thai kỳ

BS. Bùi Thanh Vân
  • Bác sĩ Chuyên khoa II
  • Sản phụ khoa, Nội tiết - Đái tháo đường
  • Trưởng khoa Khám Dịch vụ
  • Bệnh viện Từ Dũ
Xem thêm thông tin
Thực trạng đáng lo ngại ở hầu hết các quốc gia và cả Việt Nam là tỷ lệ số chị em bị tiểu đường thai kỳ ngày càng gia tăng. Trong khi đó, nhận thức của các chị em về căn bệnh này vẫn còn chưa cao.

Những điều cần biết về Đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ còn được gọi là tình trạng rối loạn dung nạp đường xảy ra trong thai kỳ.

Tầm soát đái tháo đường được thực hiện tốt nhất khi mang thai 24-28 tuần.

Khoảng 5-10% đái tháo đường thai kỳ sẽ trở thành tiểu đường type 2 thật sự ngay sau sanh, 15-50% sẽ trở thành tiểu đường type 2 sau 5-10 năm.

Khoảng 90% những nguy hiểm của đái tháo đường thai kỳ có thể phòng ngừa và kiểm soát bằng tiết chế dinh dưỡng, vận động hợp lý và thuốc khi cần.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Trên 25 tuổi.

Có người trong gia đình mắc bệnh tiểu đường.

Thừa cân với chỉ số BMI từ 30 trở lên.

Mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Mắc một số tình trạng bệnh lý như không dung nạp được glucose.

Dùng một số loại thuốc như glucocorticoid (đối với bệnh hen suyễn), thuốc chẹn beta (cao huyết áp hoặc tăng nhịp tim) hoặc các loại thuốc chống loạn thần kinh (các bệnh về tâm thần).

Từng mắc tiểu đường thai kỳ.

Từng sinh bé có cân nặng lớn.

Nguyên tắc chung trong điều trị đái tháo đường thai kỳ

Chia 3 bữa ăn chính thành 5-6 bữa ăn nhỏ (3 bữa chính, 2-3 bữa phụ), mục đích là để đường huyết luôn giữ mức ổn định, không tăng quá sau bữa ăn nhiều và không hạ quá khi đói bụng.

Trong mỗi bữa ăn: hạn chế tối đa ăn tinh bột như cơm, bún, phở, hủ tiếu,…

Nên bỏ hoặc hạn chế tối đa các loại đồ ăn ngọt.

Ăn bù bằng nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt, thịt, cá, sữa tươi không đường.

Chọn thức ăn giàu chất xơ, ít chất béo bão hòa.

Dùng hỗ trợ viên thuốc bổ đa sinh tố có sắt, acid folic và canxi.

Tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút/ ngày.

Nguyên tắc “1/4”

Chia đĩa ăn thành 4 phần, trong đó 1 phần tinh bột, 1 phần đạm, 2 phần rau củ.

Tinh bột: Lượng tinh bột (cơm, cháo, hủ tiếu, mì, nui, bánh canh, phở, miến, bánh mì,…) cho mỗi phần khoảng 1/2 chén đến 2/3 chén.

Đạm: Có trong thịt, cá, hải sản, trứng, sữa, đậu, phô mai,… Nên ăn các loại thịt trắng, cá ít nhất 2 lần một tuần, gia cầm (không ăn da). 

Rau củ hay trái cây: Chọn loại ít ngọt.

Những thực phẩm không được ăn

Các loại nước ngọt, sữa có đường, nước mía, nước dừa,…

Trái cây ngọt: mít, xoài, sầu riêng, nhãn, trái vải,…

Bánh kẹo, xôi chè, các loại thực phẩm làm từ nếp.

Các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,…

Lưu ý:

Nên mua máy tự theo dõi đường huyết tại nhà.

Mỗi khi đi tái khám sẽ kiểm tra đường huyết sau ăn 2 giờ.

Sau sanh khoảng 6-12 tuần nên tái khám để kiểm tra đường huyết.

BS CKII. Bùi Thanh Vân

Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM

Theo Tạp Chí Sức Khỏe

Bạn muốn đặt câu hỏi cho Bùi Thanh Vân
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Ý kiến của bạn ({{ pagination.lastes.total }})
Bài viết khác của Bùi Thanh Vân
{{ item.desc.name }}
Bài viết khác - Nội tiết - Đái tháo đường
{{ item.desc.name }}
{{ item.desc.name }}
Banner Hỏi đáp Bác sĩ Banner Cơ sở y tế banner 1 trong 4 box (Thư viện BS) Banner Trò chuyện cùng BS
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận thông tin mới nhất từ Sức Khoẻ

Vui lòng để lại thông tin và Chuyên khoa bạn quan tâm, Sức Khỏe sẽ gửi đến bạn những cập nhật mới nhất qua Email của bạn.