Người đồng hành trong hành trình vượt cạn

BS. Hoàng Thị Diễm Tuyết
  • Thầy Thuốc Ưu tú, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ
  • Sản phụ khoa
  • Giám đốc
  • Bệnh viện Hùng Vương
Xem thêm thông tin
Đây là chương trình dành riêng cho các thai phụ và gia đình các thai phụ, đặc biệt là những người lần đầu mang thai khi đến sinh con tại Bệnh viện Hùng Vương

Đây là chương trình dành riêng cho các thai phụ và gia đình các thai phụ, đặc biệt là những người lần đầu mang thai khi đến sinh con tại Bệnh viện Hùng Vương

1. Trước hết, xin chung vui cùng Bệnh viện Hùng Vương và các thai phụ, khi chương trình “Hành trình vượt cạn” đã để lại những ấn tượng tốt đẹp. Đây là chương trình dành riêng cho các thai phụ và gia đình các thai phụ, đặc biệt là những người lần đầu mang thai khi đến sinh con tại Bệnh viện Hùng Vương. Cuộc vượt cạn không còn là ác mộng khi đã có các bác sĩ, người thân, cùng thai phụ hiểu về hành trình của cuộc vượt cạn như thế nào. BS có thể chia sẻ với độc giả Sức Khỏe về điều này?

Xuất phát từ tâm lý lo lắng căng thẳng của người phụ nữ, đặc biệt là lần đầu vượt cạn, cùng với hiệu quả của công tác điều trị sẽ cao nhất khi có sự đồng hành hợp tác từ người bệnh và người nhà người bệnh, nên Ban GĐ bệnh viện (BV) đã cùng với các khoa phòng, đặc biệt là Đoàn Thanh niên, tổ chức tour du lịch hành trình vượt cạn. Đây là mô hình hoàn toàn mới tại các bệnh viện phụ sản. Khi tham gia chương trình, mẹ bầu cùng với người thân sẽ biết rõ hơn các bước mình sẽ đi qua khi “vượt cạn”. Từ đó, công tác chuẩn bị, nhất là tâm lý khi vượt cạn, được ổn định hơn. Đồng thời, người thân của thai phụ cũng hỗ trợ tích cực hơn. Thông qua hoạt động này, thai phụ cũng biết các dịch vụ tiên tiến khi vượt cạn như: để không đau, sanh gia đình, sanh VIP, cha tự cắt rốn cho con khi cất tiếng khóc chào đời,... Từ đó, ghi lại nơi thai phụ và gia đình những kỷ niệm vượt cạn thật đẹp, chứ không như trước đây, vượt cạn đối với người phụ nữ là cơn ác mộng!

2. Bệnh viện Hùng Vương là một trong số những bệnh viện phụ sản lâu đời nhất và là 1 trong 2 bệnh viện tuyến cuối về sản phụ khoa ở TP.HCM. Bệnh viện đã làm gì để hoàn thành trọng trách này. Nhất là khi hiện nay Bệnh viện có đến 40% bệnh nhân từ khắp 32 Tỉnh thành trong cả nước?

 

Toàn thể cán bộ viên chức người lao động BV đã quán triệt 6 nhiệm vụ của bệnh viện đã được Sở Y tế và UBND TPHCM phân công:

1. Khám và điều trị bệnh sản, phụ khoa, sơ sinh, KHHGĐ và hiếm muộn.

2. Tầm soát, phát hiện sớm và ngăn ngừa các ung thư phụ khoa: cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, vú,...

3. Chỉ đạo tuyến: 23 quận huyện và các tỉnh lân cận.

4. Nghiên cứu khoa học.

5. Đào tạo, giảng dạy tại trường ĐH Y Dược TPHCM, ĐH Phạm Ngọc Thạch,...

6. Tự chủ về tài chánh.

BV đã lấy bệnh nhân làm trọng tâm trong các hoạt động để đảm bảo nâng cao chất lượng khám và điều trị tại bệnh viện, cũng như tăng sự hài lòng của người bệnh khi đến khám và điều trị tại bệnh viện.

3. Giữa áp lực quá tải và mục tiêu Nâng cao chất lượng khám và điều trị - Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân, có gặp những khó khăn nào không, thưa BS?

Giảm tải và Nâng cao chất lượng - Tăng sự hài lòng, là hai phạm trù tương đối trái ngược nhau. Tuy nhiên, lại là hai phạm trù có tương quan nhân quả, bởi vì càng làm tốt, uy tín càng cao thì người bệnh đến càng đông. Nếu bệnh nhân đông quá, chất lượng khám và điều trị và nhất là sự hài lòng người bệnh dễ bị không hoàn chỉnh. Và ngược lại, không nâng cao chất lượng khám và điều trị cũng như tăng sự hài lòng người bệnh, thì bệnh nhân sẽ không quay trở lại. Do đó, bệnh viện đã thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng khám và điều trị tại bệnh viện. Bên cạnh việc nâng cao sự hài lòng người bệnh và người thân khi đến bệnh viện từ những hoạt động chuyên môn, như cập nhật phác đồ điều trị, triển khai kỹ thuật mới,... bệnh viện còn nâng cao cơ sở vật chất, cải tiến các qui trình hợp lý hơn, thuận tiện hơn cho người bệnh. Từ những nổ lực đó, năm 2017, BV đã tham gia cứu sống nhiều trường hợp thập tử nhất sinh, triển khai các kỹ thuật mới xứng tầm là bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối. Điểm quản lý BV năm 2017 theo Bộ Tiêu chí đánh giá QLCL của Bộ y tế, được Sở y tế TP.HCM đánh giá đạt 4.18/ 5 điểm, xếp hạng thứ 4 sau BV nhân dân 115, BV Nhân dân Gia Định và Bệnh viện Vinmec.

4. Được biết, cải thiện môi trường bệnh viện Công, là một trong những mục tiêu của ngành, cũng là mục tiêu mà bệnh viện Hùng Vương luôn hướng đến trong những năm qua. Công cuộc cải thiện này sẽ bắt đầu từ đâu và như thế nào, thưa BS?

Môi trường BV ở Việt Nam – nói chung và BV công lập - nói riêng đã đắm chìm trong cơ chế bao cấp, theo cơ chế Xin - Cho hàng nhiều năm. Cải thiện môi trường BV công là mục tiêu của ngành, nên đầy cũng là chiến lược phát triển của BV trong những năm gần đầy và của những năm tiếp theo. Sự nghiệp này bắt đầu từ khi BV được UBND TPHCM giao quyền tự chủ hoàn toàn về tài chánh. Sự thay đổi này thật sự khó khăn và không phải một sớm một chiều mà làm được. Qua thời gian, cùng với ngành y tế thành phố, chúng ta thấy rõ nét hơn giá trị của tự chủ tài chánh, giúp cho các BV năng động sáng tạo hơn, biết lấy bệnh nhân làm trọng tâm để phục vụ, có kinh phí để tái đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang bị các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng khám điều trị bệnh và tăng sự hài lòng người bệnh và người nhà người bệnh.

5. Một thông tin vui, khi được biết, chỉ 1 năm nữa thôi, bệnh viện sẽ có một bộ mặt mới khang trang, hiện đại với trên 300 giường bệnh. Cơ sở mới và còn có những điểm mới nào nữa cho các bệnh nhân, thưa BS?

Cơ sở mới sẽ tạo tiền đề để bệnh viện phục vụ người bệnh càng ngày càng tốt hơn. Ngoài ra, còn có cơ hội để phát triển các kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị, để bệnh nhân không phải đi ra nước ngoài điều trị. Đây cũng là cơ hội bệnh nhân được tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại trong chẩn đoán và điều trị. Đặc biệt với cơ sở vật chất khang trang hơn (đây là một điểm yếu lớn nhất của các BV công lập), bệnh nhân nói chung và nhất là người phụ nữ cảm thấy hài lòng hơn khi vượt cạn, khi phải nằm viện điều trị các bệnh liên quan đến sức khỏe sinh sản và nhất là thấy được sự quan tâm rất lớn của Đảng, của chính quyền đối với phụ nữ - 1/2 dân số của thế giới.

6. Bệnh viện Hùng Vương còn có một Trung tâm lưu trữ tinh trùng được ra đời vào năm 2010. Sau 6 năm phát triển, trung tâm này là nơi lưu trữ tinh trùng tự thân, quản lý hiến, tặng tinh trùng,... cho nam giới. Đến nay đã có hơn 1.000 em bé chào đời tại bệnh viện bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là một câu chuyện rất thú vị, đầy nhân văn, với những giọt nước mắt hạnh phúc của các gia đình hiếm muộn, phải không thưa BS? 

 

Khoa Hiếm muộn của bệnh viện Hùng Vương là một trong những trung tâm hỗ trợ sinh sản đầu tiên của thành phố HCM. Khoa thực hiện tất cả các kỹ thuật chuyên môn trong lãnh vực hỗ trợ sinh sản (HTSS), với tỉ lệ thành công cao ngang tầm các nước trên thế giới và trong khu vực với một chi phí rất hợp lý, nếu so với các trung tâm tư nhân hay với các nước trong khu vực, chi phí HTSS tại khoa Hiếm muộn BV Hùng Vương đã giúp cho nhiều đối tượng hiếm muộn có thể dễ dàng tiếp cận được dịch vụ HTSS, nhờ đó đã mang lại hơn 1.000 niềm hạnh phúc, thực hiện thiên chức làm cha làm mẹ cho các gia đình hiếm muộn. Ngân hàng trứng, ngân hàng tinh trùng hay ngân hàng phôi, là một trong những kỹ thuật góp phần tạo nên niềm hạnh phúc đó. Và chúng tôi, vẫn luôn học tập, rèn luyện không ngừng, cũng như đầu tư trang bị các phương tiện hiện đại để đơn vị hỗ trợ sinh sản được tiếp cận những thành tựu tiên tiến, giúp mang lại niềm hạnh phúc cho càng ngày càng nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn cùng với những chi phí phù hợp với thu nhập người Việt Nam.

7. Năm qua cũng là năm đánh dấu những thành công của bệnh viện Hùng Vương khi có nhiều ca khó đã được cứu sống. BS có thể chia sẻ điều này với độc giả?

Với vai trò là BV tuyến cuối, chúng tôi luôn trên tinh thần hỗ trợ tuyến dưới. Năm 2016-2017 Sở y tế TP. HCM phát động hệ thống báo động đỏ nội viện và liên viện, nên việc hỗ trợ giữa các nơi trở nên bài bản hơn, cơ hội cứu sống bệnh nhân cao hơn. Trong năm 2016-2017, BV đã cùng với các BV khác cứu sống nhiều bệnh nhân thập tử nhất sinh, chính là nhờ tinh thần làm việc của toàn thể nhân viên BV, từ y bác sĩ đến xét nghiêm, ngân hàng máu và tới cả anh lái xe,... Khi có hiệu lệnh báo động là toàn bộ hệ thống được kích hoạt với một tinh thần chuyên nghiệp và khẩn trương. Ngoài ra, việc phối hợp với các BV bạn trong các chuyên khoa khác cũng trở nên nhịp nhàng hơn, nhờ sự khởi xướng và điều phối chung của Sở y tế TP. HCM, trong đó, PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng - Phó giám đốc Sở y tế rất tâm đắc và bỏ nhiều công sức cho vấn đề này.

8. Không chỉ chú trọng đến công việc chuyên môn, bệnh viện Hùng Vương còn quan tâm đến việc phục vụ bệnh nhân tốt nhất, đồng thời cải thiện đời sống của nhân viên bệnh viện qua những dịch vụ: căn tin tại bệnh viện, sử dụng năng lượng mặt trời cho máy nước nóng, máy chiếu sáng?

Như đã nêu, mục tiêu phấn đấu của BV là nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh, đồng thời nâng cao sự hài lòng của người bệnh. Bệnh nhân được xem là trung tâm để phục vụ, mỗi nhân viên BV luôn đặt mình là bệnh nhân để có thể phục vụ bệnh nhân ngày càng tốt hơn.

 

Đối với nhân viên BV, Đảng ủy và Ban GĐ luôn đánh giá cao vai trò của đội ngũ nhân viên bệnh viện. Do đó muốn cho nhân viên gắn kết lâu dài với bệnh viện, muốn cho nhân viên cống hiến hết mình cho các hoạt động của BV, cho sự phát triển chung, thì phải tạo đủ các điều kiện làm việc cũng như xây dựng một môi trường làm việc vui vẻ, đoàn kết và biết sẻ chia. Một ngày, khi đến bệnh viện từ 7g sáng đến 16g30 chiều, đây là khoảng thời gian vàng son nhất trong ngày, tại sao chúng ta lại không tạo cho nhau những khoảnh khắc đẹp nhất, thân thương nhất khi mỗi một ngày trôi qua và điều đặc biệt nữa là khi một ngày mới đến mỗi chúng tôi cảm thấy phấn khích khi đến bệnh viện. 

Vì vậy, khi cơ sở vật chất bệnh viện còn chật hẹp, chưa hiện đại, Ban GĐ chúng tôi đã luôn cố gắng trong chừng mực có thể, nâng cao chất lượng về cơ sở vật chất cho các dịch vụ chăm sóc bệnh nhân, cũng như quan tâm hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần cho nhân viên bệnh viện. Đó cũng là một trong các động lực để bệnh viện phát triển bền vững.

9. Những mũi nhọn mà BV sẽ tập trung trong năm 2018, thưa BS?

Bệnh viện sẽ tập trung hơn nữa trong công tác chăm sóc tiền sản, góp phần nâng cao chất lượng dân số; Phát triển điều trị và chăm sóc thai kỳ bệnh lý (tiểu đường, cao huyết áp khi mang thai,...) cũng như tập trung phát triển khoa nhi sơ sinh để cùng với ngành sản khoa Việt Nam giảm tỉ lệ tử vong mẹ và tử vong sơ sinh.

Ngoài ra, BV sẽ tiếp tục phát triển phẫu thuật nội soi, hiếm muộn và nhất là các phương tiện tầm soát và điều trị sớm ung thư phụ khoa, đặc biệt là ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Đây là là những ung thư phụ khoa thường gặp nhất ở phụ nữ Việt Nam, hằng năm cướp đi bao nhiêu tính mạng người phụ nữ, lấy đi bao nhiêu người vợ, người mẹ của các gia đình. Việc tầm soát và điều trị sớm các ung thư phụ khoa sẽ mang lại hiệu quả rất lớn, vì có thể điều trị khỏi và giảm tốn kém chi phí điều trị rất lớn cho chính bệnh nhân và cho xã hội.

10. Là Giám đốc quản lý Bệnh viện lớn, làm sao để có thể “chan hòa” được công việc quản lý với công việc gia đình? Đặc biệt là giữ lửa với mô hình gia đình truyền thống 3 thế hệ như BS hiện nay? BS có thể “bật mí” với mọi người, nhất là với chị em phụ nữ về “bí quyết” này?

Đâu có bí mật gì đâu! Chỉ là đóng tròn vai ở mọi vị trí. Tất nhiên, càng nhiều vai càng vất vả hơn, đòi hỏi người phụ nữ phải biết phân thời gian hợp lý. Tuy nhiên, sẽ không thể thành công với “các vai”, nếu như không có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ gia đình và sự hỗ trợ tích cực từ đồng nghiệp nơi cơ quan.

11. Với vai trò là đại biều Hội đồng Nhân dân TP, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Sở y tế, chị cũng là người trăn trở, quan tâm cải thiện đời sống của những nhân viên ngành y tế, nhất là những nơi còn nhiều khó khăn. Những ấn tượng gì từ những việc làm đã để lại dấu ấn lớn nhất trong chị?

Là đại biểu Hội đồng Nhân dân TPHCM 2 nhiệm kỳ 2011-2015 và 2015-2020, đồng thời là thành viên Ban Văn hóa - Xã hội nên có rất nhiều lãnh vực trong cuộc sống, Ban văn hóa xã hội quan tâm với cùng một mục đích là xây dựng thành phố chúng ta thật sự là thành phố đáng sống. Tuy nhiên, đồng thời là nhân viên ngành Y tế, nên tôi hiểu nhiều hơn về những hy sinh thầm lặng của ngành mà nếu “không nói ra thì đâu ai biết”. Đa phần người dân biết nhiều về những gì chưa làm được của ngành y tế, hơn là những hy sinh của anh chị em trong ngành. Hội đồng Nhân dân, đặc biệt Ban Văn hóa - Xã hội đã rất quan tâm đến ngành y tế trong những nhiệm kỳ qua, nên đã có rất nhiều cuộc giám sát, khảo sát, để đề xuất thường trực Hội đồng Nhân dân và UBND những chính sách: quan tâm hơn đến sự phát triển ngành y tế thành phố, để thật sự là đầu tàu của cả nước, quan tâm đến đời sống anh chị em ngành y tế, đặc biệt những lãnh vực “ít ai biết đến” như y tế dự phòng, như các cán bộ viên chức bệnh viện Nhân Ái - nơi chăm sóc bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối hay nhiễm lao kháng thuốc, Trung tâm cai nghiện, vùng sâu vùng xa như Cần Giờ... Tuy không phải là lớn, nhưng thể hiện sự quan tâm của xã hội, của lãnh đạo thành phố, tôn vinh sự cống hiến của anh chị em một cách thầm lặng!

Xin cám ơn Bác sĩ!

TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết

 Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương

Theo Tạp Chí Sức Khỏe

Bạn muốn đặt câu hỏi cho Hoàng Thị Diễm Tuyết
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Ý kiến của bạn ({{ pagination.lastes.total }})
Bài viết khác của Hoàng Thị Diễm Tuyết
{{ item.desc.name }}
Bài viết khác - Sản phụ khoa
{{ item.desc.name }}
{{ item.desc.name }}
Banner Hỏi đáp Bác sĩ Banner Cơ sở y tế banner 1 trong 4 box (Thư viện BS) Banner Trò chuyện cùng BS
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận thông tin mới nhất từ Sức Khoẻ

Vui lòng để lại thông tin và Chuyên khoa bạn quan tâm, Sức Khỏe sẽ gửi đến bạn những cập nhật mới nhất qua Email của bạn.