Thứ ba, 13/06/2023, 16:22 (GMT+7)

Sữa non và những câu chuyện thú vị!

Hệ miễn dịch được xem là tấm áo giáp, là hệ thống phòng thủ tự nhiên, chắc chắn, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân xâm hại như vi trùng và vi sinh vật có trong cuộc sống hàng ngày.
 

MC Kim Ánh: Thưa bác sĩ, đầu tiên Kim Ánh nghĩ khán giả của chúng ta sẽ muốn tìm hiểu xem hệ miễn dịch là gì? Bác sĩ có gì để chia sẻ cùng với các khán giả của chúng ta ngày hôm nay về hệ miễn dịch, sức đề kháng không ạ?

BS.CK II Đỗ Thị Ngọc Diệp:

Hệ miễn dịch sẽ có chức năng giống như Bộ Quốc phòng để chống lại những kẻ thù xâm nhập vào trong đất nước. Chức năng của hệ miễn dịch là bảo vệ cho sức khỏe của con người. Hệ miễn dịch trải dài trong toàn bộ cơ thể và hoạt động vô cùng phức tạp, vô cùng tinh tế chứ không cố định ở một cơ quan nào. Khi nói đến hệ tim mạch thì chúng ta sẽ có tim và mạch máu. Tuy nhiên hệ miễn dịch có rất nhiều bộ phận. Đầu tiên, bên trong sẽ có lách, tuyến ức, tủy xương, thêm nữa là ở trong ruột có mạc Peyer cũng có chức năng miễn dịch. Bên cạnh đó chúng ta lại có các tế bào để tạo ra những nhân tố đặc biệt cho hoạt động của hệ miễn dịch. Điều này có nghĩa toàn bộ cơ thể của chúng ta tham gia vào quá trình hoạt động miễn dịch.

Nhóm tác nhân gây bệnh đầu tiên là các tác nhân sinh học, ví dụ các vi trùng, siêu vi trùng, các ký sinh trùng, vi nấm,.... Nhóm thứ hai là các nhóm yếu tố hóa học bao gồm những chất hóa học có sẵn trong thực phẩm, có những chất hóa học được đưa vào trong thực phẩm để bảo quản hoặc để giúp cho cây trồng, vật nuôi được tăng trưởng tốt hơn. Ngay cả hóa mỹ phẩm cũng là nhiều chất hóa học. Ngoài ra còn có các yếu tố hoá học nhiễm trong thực phẩm khi chúng ta ăn thực phẩm đựng trong những vật dụng, bao bì không phải loại chuyên dùng để chứa thực phẩm. Khi chúng ta sử dụng thuốc, bản chất thuốc cũng là các hợp chất hóa học, khi không đúng liều lượng, không đúng cách đều có thể gây bệnh cho cơ thể của con người. Chúng ta sẽ có nhóm yếu tố tiếp theo là các kim loại. Ví dụ kim loại nặng như chì, thủy ngân hoặc arsenic đều là những chất có thể gây độc cho cơ thể. Nhóm yếu tố tiếp theo là các yếu tố vật lý. Ánh nắng, bụi, khói, tia cực tím trong ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào cơ thể cũng có thể gây hại cho chúng ta. 

Tóm lại, có rất nhiều các tác nhân có thể gây bệnh. Các tác nhân này khi đi vào trong cơ thể, nếu không có hệ thống miễn dịch thì có lẽ chúng ta sẽ ốm đau hàng ngày, hàng giờ. Vì lúc nào chúng ta cũng sống trong một yếu tố môi trường đất, nước, không khí như vậy.

Hệ miễn dịch chúng ta sẽ được mô tả như sau. Khi có quân thù tấn công vào đất nước thì chúng ta biết rằng quân đội sẽ có nhiều binh chủng khác nhau để có thể chiến đấu chống lại kẻ thù, hệ miễn dịch cũng tương tự như vậy. Cơ thể chúng ta có hàng rào vật lý có thể kể đến như da, kết mạc, giác mạc ở bộ phận mắt, niêm mạc đường tiêu hóa, niêm mạc đường hô hấp. Bản thân trong hàng rào vật lý vẫn có hàng rào đầu tiên là nước mắt. Trong nước mắt có các enzyme để ly giải vi khuẩn, các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là các yếu tố sinh học đi ra ngoài. Hoặc nếu chẳng may bạn bị bụi vào mắt thì phản xạ tự nhiên của cơ thể là chớp mắt, nước mắt sẽ chảy ra để tìm cách đẩy bụi ra ngoài. Tiếp tục nữa chúng ta có lớp màng nhầy nằm nhiều nhất ở niêm mạc của đường hô hấp và đường tiêu hóa. Nhiệm vụ của nó là sẽ bắt dính lấy các tác nhân gây bệnh. Khi bạn làm vệ sinh mũi, bạn sẽ thấy rõ là những bụi bặm được tắc vào trong lớp màng nhầy và khô lại. Đường tiêu hóa của chúng ta có dịch vị với pH acid, nó là yếu tố để tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập vào. 

Tác nhân gây bệnh có nhiều yếu tố, nó hoàn toàn có thể lọt qua được hàng rào đầu tiên, bắt đầu bước vào hàng rào thứ hai là hàng rào miễn dịch. Chúng ta có một loại miễn dịch bẩm sinh, nghĩa là cơ thể đã có sẵn và khi tiếp xúc với yếu tố tác nhân gây bệnh thì cơ thể sẽ phản ứng lập tức. Ví dụ như bạch cầu đa nhân, các đại thực bào, các tế bào tiêu diệt gọi là killer cells, nhiệm vụ của chúng là bắt lấy các tác nhân gây bệnh và ly giải nó đi. 

Thế nhưng vì vẫn có những quân thù quá khôn khéo hoặc luồn lách rất nhanh cũng như do bạch cầu chưa ly giải kịp. Vì lý do như độc tính của vi khuẩn quá lớn hoặc số lượng quá nhiều, ồ ạt tấn công nên hệ thống miễn dịch bẩm sinh của chúng ta hoạt động chưa hiệu quả. Lúc này sẽ có một hệ thống miễn dịch nữa là hệ thống miễn dịch đặc hiệu hoặc miễn dịch đáp ứng, tuy nhiên cần phải có thời gian. Cơ thể tạo ra nhiều loại kháng thể khác nhau, chẳng hạn IgA, IgG, IgM, đó là các Imino globulin. Khi kháng thể hoạt động cần có các điều kiện. Điều kiện đầu tiên là trong quá khứ cơ thể đã tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, sẽ có các tế bào T ghi nhớ lại, sau đó kích hoạt cả một hệ thống hoạt động rất phức tạp để tạo ra các kháng thể đặc hiệu. Do đó lúc các tác nhân gây bệnh đi vào thì các kháng thể phát hiện sự tương thích, chúng sẽ bắt lấy và trung hòa đi. 

Tóm lại, chúng ta có rất nhiều cơ chế cùng lúc tham gia vào việc bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Đó chính là cơ chế hoạt động của hệ thống miễn dịch và hoạt động rất phức tạp. Khi mô tả thì dài dòng nhưng thực ra tất cả phản ứng này phải diễn ra cực kỳ nhanh. Cơ thể là một bộ máy siêu tinh vi, tất cả các cơ chế gây bệnh, sinh bệnh và cơ chế loại trừ các tác nhân gây bệnh còn rất nhiều con đường phía trước để tìm hiểu sâu. 

Bản thân hệ thống miễn dịch không phải chỉ tìm cách chống lại những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài vào. Cơ thể hàng ngày, hàng giờ tiêu hóa thực phẩm, tiếp xúc với yếu tố môi trường, các tác nhân gây bệnh như hút thuốc lá,... Khi xử lý cũng làm tổn hại đến chính cơ thể và rất nhiều tế bào bên trong sẽ bị thay đổi hình dạng. Cytokine có tác dụng bảo vệ nhưng nếu quá nhiều thì lại gây hại, cơ thể sẽ phải tự điều hòa chuyện này. Rất nhiều tế bào khi có những tác động và bị thay đổi có thể là mầm mống sinh ung thư. Hệ miễn dịch tham gia vào cả quá trình phá huỷ, thải những tế bào đó. Đây chính là cơ chế vừa dọn dẹp vừa chống đỡ để bảo vệ cơ thể của chúng ta.

MC Kim Ánh: Hệ miễn dịch là một lá chắn bảo vệ cho sức khỏe. Những chức năng như bác sĩ vừa đề cập nếu trên nền của những người có sức khỏe, hệ miễn dịch hay sức đề kháng yếu hơn so với những đối tượng khác thì như thế nào? Chẳng hạn như người cao tuổi, phụ nữ có thai hay là trong giai đoạn cho con bú, những người có vấn đề bệnh lý. Việc làm sao để tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho những đối tượng này cũng luôn là một trong những mục tiêu rất quan trọng. 

BS.CK II Đỗ Thị Ngọc Diệp:

Có những đối tượng có sức đề kháng yếu do hoạt động của hệ miễn dịch không được khỏe mạnh. Ở trẻ em, sau khi sinh ra có một lượng kháng thể nhất định từ mẹ được chuyển qua con lúc nằm trong bào thai và trong thời gian bú sữa. Tuy nhiên các kháng thể này sẽ suy giảm đi. Trong khi đó các chức năng của cơ thể trẻ yếu, chưa tạo được nhiều kháng thể. Do đó trẻ em thường hay bị ốm.

Đối tượng thứ hai là người cao tuổi. Do các chức năng, hệ thống tế bào của các cơ quan cũng như cơ chế hoạt động trong hệ thống miễn dịch đều yếu đi, quá trình lão hóa tự nhiên, sự tích lũy các yếu tố gây hại cho cơ thể. Ví dụ niêm mạc đường tiêu hóa, niêm mạc đường hô hấp của người cao tuổi đều giảm, lớp màng nhầy, dịch vị cũng ít đi. Hàng rào vật lý, hóa học có nguy cơ suy yếu hẳn.

Đối tượng tiếp theo là phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai có nhiều thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể, diện tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh cao hơn. Bề mặt tử cung, kích thước tử cung, diện tích của bề mặt bên trong tử cung, bánh nhau cũng rộng hơn, dung tích thở tăng, thể tích tuần hoàn tăng. Tất cả các yếu tố này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan nhiễm trùng. Thêm vào đó diện tích da tăng lên, tác động của các tác nhân gây bệnh cũng có cơ hội xâm nhập vào nhiều hơn. 

Bên cạnh đó là những người bị bệnh. Khi bị bệnh sức đề kháng, năng lượng đều kém đi, các chất dinh dưỡng, chất để tạo ra kháng thể và giúp cho sửa chữa, phục hồi các cơ quan trong hệ thống miễn dịch cũng yếu đi nhiều. 

Một nhóm nữa là những người phải sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch vì các lý do bệnh lý thì sức đề kháng sẽ giảm.

Chúng ta làm thế nào để có sức đề kháng tốt hơn? Đối với phụ nữ có thai cần chăm sóc sức khỏe thật tốt để quá trình mang thai thuận lợi. Từ đó sinh ra em bé đủ tháng, đủ ngày, đủ cân nặng, đủ tuổi thai, sẽ giảm thiểu các nguy cơ như cân nặng sơ sinh thấp hoặc rất cao.

Tiếp theo trong suốt quá trình trưởng thành dù ở tuổi nào cũng phải lưu ý đến chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cần chú trọng đến việc sử dụng chất dinh dưỡng nào, loại thực phẩm nào để tốt nhất cho sự tăng trưởng cũng như cung cấp được các nguyên liệu nhằm tạo ra các thành phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tiếp theo là chế độ vận động, người ta nghiên cứu thấy có mối tương quan giữa người có vận động thể lực phù hợp và đều đặn hàng ngày với việc sức đề kháng tốt hơn. Yếu tố tiếp theo là lối sống tốt như việc duy trì giấc ngủ, không hút thuốc lá, không lạm dụng bia, rượu, không sử dụng quá nhiều đường, chất béo, muối. Một điều quan trọng là phải chích ngừa bệnh lý có vaccine theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Lúc đó chúng ta đã tự tạo ra một loại kháng thể. Tuy không phải tự thân nhưng nhờ tiếp xúc với các vaccine, chúng ta đã kích hoạt cho hệ thống miễn dịch hoạt động được tốt hơn.

Trên đây là những giải pháp quan trọng xếp theo trật tự để chúng ta biết nên ưu tiên vấn đề nào nhưng kết luận lại thì luôn luôn phải phối hợp đồng bộ các giải pháp.

MC Kim Ánh: Bác sĩ có đề cập là hàng rào miễn dịch của chúng ta có ở hệ hô hấp, hệ tiêu hóa. Một chi tiết thú vị là hệ thống miễn dịch của chúng ta 85 % nằm ở hệ tiêu hóa. Khi đề cập đến việc tăng cường hệ thống miễn dịch cũng như là sức đề kháng thì có lẽ không thể bỏ qua nội dung quan trọng này.

BS.CK II Đỗ Thị Ngọc Diệp:

Yếu tố đầu tiên là kháng thể IgA, đây là một loại kháng thể có tên là kháng thể bề mặt hoặc kháng thể niêm mạc. Kháng thể IgA sẽ được sản xuất ở những nơi bề mặt có niêm mạc và chủ yếu là ở ruột. Yếu tố thứ hai là mảng Peyer ở ruột. Yếu tố thứ ba là dịch vị có pH acid do các tế bào tuyến ở niêm mạc tiết ra, có vai trò ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn. 

Tuy ruột chỉ dài vài mét nhưng lại có diện tích vô cùng lớn do trong ruột có các nếp gấp. Trong các nếp gấp này có những chồi nhú lên gọi là nhung mao, trong các nhung mao có nhiều nếp gấp là vi nhung mao. Do đó diện tích ruột có thể lớn đến khoảng 50 mét vuông, đây là cơ quan có diện tích lớn nhất trong cơ thể của chúng ta. Nếu chúng ta không lưu ý đến việc ăn uống lành mạnh, ăn thực phẩm không an toàn, không vệ sinh,… thì khi vào nó trong cơ thể và tiếp xúc với ruột sẽ làm cho ruột hoạt động rất mệt mỏi và dễ tổn thương hơn. Đây là lý do mà ở những đối tượng không chú ý đến các yếu tố để bảo vệ cơ thể có nguy cơ cao mắc các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa, kể cả ung thư đường tiêu hóa. 

Tiếp theo là yếu tố IgA được sản xuất chủ yếu trong ruột non. Hoạt động miễn dịch của cơ thể rất cần vai trò tại ruột non và nguy cơ sức khỏe cũng đến từ việc chúng ta không bảo vệ tốt chức năng của các tuyến, các bộ phận ở trong ruột non. Đây là lý do tại sao nói 80- 85% hoạt động miễn dịch của cơ thể diễn ra tại đường tiêu hóa và chủ yếu là ruột non.

MC Kim Ánh: Thời gian gần đây người ta quan tâm nhiều đến sản phẩm có thể gọi là vô giá cho hệ miễn dịch đó là sữa non. Ai cũng biết khi bà mẹ vừa sinh con thì trong vài ngày đầu hay chỉ trong 72 giờ đầu sữa non sẽ được mẹ tiết ra và truyền hệ miễn dịch, sức đề kháng đó cho em bé. Liệu sữa non có thể ứng dụng cho tất cả mọi người hay không? Tại sao thế giới cũng như ở Việt Nam ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm này như một trong những giải pháp có thể tăng cường cho hệ miễn dịch, sức đề kháng của con người.

BS.CK II Đỗ Thị Ngọc Diệp:

Sữa là một trong sáu nhóm thực phẩm cần thiết và nếu có điều kiện sử dụng sữa hàng ngày thì rất tốt. Bản thân sữa có nhiều giá trị dinh dưỡng khác nhau. Sữa non còn đặc biệt hơn nữa.

Sữa non là sữa tiết ra trong vòng một tuần đầu sau khi sinh. Một đặc điểm quan trọng của sữa non là nó có rất nhiều chất giúp cho cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là các tác nhân của nhóm sinh học, gọi chung là các chất diệt khuẩn. Đây là đặc điểm nổi trội của sữa non so với sữa trưởng thành. Lượng sữa non không nhiều, do em bé mới sinh có thể tích dạ dày rất nhỏ và chỉ cần uống rất ít, nhưng sữa non lại cung cấp đủ năng lượng, vật chất dinh dưỡng. 

Sữa non giàu năng lượng, nhiều hơn so với sữa trưởng thành. Thêm vào đó, sữa non có lượng chất đạm, chất béo, đường lactose không nhiều như sữa trưởng thành. Nếu lượng dinh dưỡng này quá nhiều sẽ không tương thích với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ em. Hầu hết chất béo trong sữa non đều là các chất béo tốt có cấu trúc hình cầu với nhiều lớp bao. Chất béo này có thể đi ngang qua tế bào niêm mạc ruột một cách trực tiếp, vì vậy nó sẽ được hấp thu rất nhanh. Một đặc điểm quan trọng là chất khoáng như canxi, photpho không cao nên không gây hại cho thận của em bé.

Đặc biệt trong sữa non có nhiều yếu tố diệt khuẩn. Đầu tiên là bạch cầu, không thể tìm thấy thực phẩm nào mà trong bản thân nó lại có bạch cầu. Bạch cầu là một trong các thành phần của hệ thống miễn dịch, giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn. Nếu ngay trong giờ phút đầu sau khi chào đời em bé được uống sữa non sẽ rất tốt. Chất diệt khuẩn thứ hai là các Lysozyme có vai trò ly giải các vi khuẩn. Chất diệt khuẩn thứ ba là Lactoferrin, đây là chất ức chế làm cho các vi khuẩn không thể sử dụng sắt. Từ đó vi khuẩn không tăng trưởng và không nhân đôi được, sẽ yếu dần và chết đi. Ngoài ra, sữa non còn có nhiều protein, đây là nguyên liệu để tạo ra kháng thể một cách nhanh chóng và hấp thu rất nhanh. Thêm vào đó, hàm lượng IgA, IgG trong sữa non khá cao. IgG tiết ra và đi qua sữa sang con, giúp cho trẻ có một lượng IgG nhất định. Vitamin A trong sữa non có thể gấp 10 lần so với sữa trưởng thành. Nó có một vai trò quan trọng là tham gia vào chức năng miễn dịch giúp cho các tế bào biểu mô được hoàn thiện. Do đó yếu tố ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn là da, niêm mạc sẽ tốt lên.

Đặc điểm chính của sữa non là các chất diệt khuẩn trong nó sẽ giảm đi rất nhanh sau khi sinh. Đây là lý do tại sao phải tận dụng nguồn sữa non càng sớm càng tốt. Trong chức năng miễn dịch ở đường ruột có các vi khuẩn tốt đóng vai trò gián tiếp là các probiotic. Trong đó bao gồm yếu tố lactobifidus gắn với các chất dinh dưỡng, kích thích tăng sinh các vi khuẩn tốt ở trong đường ruột. Khi nó lớn mạnh lên sẽ chèn ép, đè các vi khuẩn xấu xuống và tham gia vào việc bảo vệ sức khỏe của cơ thể. Đây là lý do người ta bắt đầu ứng dụng các yếu tố về phân tích thành phần sữa non của người cũng như của các loài động vật có vú như bò, dê. Các nghiên cứu và ứng dụng yếu tố công nghệ được triển khai để tạo ra các sản phẩm. Hiện nay có xu hướng dùng nhiều các sản phẩm sữa non ở trên thị trường. Tuy nhiên các tiến bộ về khoa học, sức khỏe phải đi kèm với tiến bộ về công nghệ, yếu tố liên quan đến nông nghiệp và phát triển nông thôn thì mới có thể cho ra các sản phẩm tốt cho sức khỏe.

MC Kim Ánh: Sữa non đang ngày càng trở nên gần gũi hơn đối với tất cả các đối tượng trong cộng đồng chứ không phải chỉ đối với em bé. Tiếp theo bác sĩ sẽ phân tích việc ứng dụng các tiến bộ này vào sữa động vật, chẳng hạn như sữa bò, một loài động vật với nhiều ứng dụng cho cuộc sống của con người, chưa kể là thành phần trong sữa bò và trong sữa mẹ cũng có một vài những cái điểm tương đồng.

BS.CK II Đỗ Thị Ngọc Diệp:

Chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta. Nếu duy trì và thực hiện được một chế độ dinh dưỡng lành mạnh với sáu nhóm thực phẩm hàng ngày thì sẽ hỗ trợ việc nâng cao sức khỏe. Thứ hai là phòng ngừa bệnh tật và thứ ba là mau phục hồi sức khỏe hơn trong trường hợp bị bệnh. 

6 nhóm thực phẩm bao gồm nhóm thực phẩm giàu chất đạm, ví dụ thịt, cá, trứng, đậu. Nhóm thực phẩm thứ hai là nhóm giàu chất béo như dầu ăn, mỡ của các loài động vật, các loại hạt có dầu. Tiếp đến là thực phẩm giàu chất bột đường, ví dụ cơm, mì, khoai,… Nhóm thứ tư là rau. Nhóm thứ năm là trái cây và nhóm thứ sáu là sữa và các chế phẩm từ sữa.

Sữa là thực phẩm rất quý, giá trị dinh dưỡng, giá trị sinh học rất cao. Ít có một loại thực phẩm nào mà chỉ bản thân thân nó vừa chứa chất đạm, chất béo, chất bột đường, các vitamin, chất khoáng và lại có các yếu tố bảo vệ cho sức khỏe. Cấu trúc của đường trong sữa ở giữa là đường đôi lactose, cấu trúc của các protein ở trong sữa là các protein tốt. Vitamin, chất khoáng lại gắn với protein là albumin nên nó hấp thu, chuyển hóa rất nhanh. Đây là lý do mà chúng ta vẫn sử dụng sữa. Hàm lượng canxi trong sữa không cao so với nhiều loại thực phẩm khác nhưng nó lại hiệu quả tốt hơn vì bản thân canxi này đã gắn với albumin. 

Khi cung cấp sữa cho con người sẽ phải chọn lựa loài động vật có vú phổ biến, năng suất cao và được sử dụng lâu đời nhất là sữa bò. Trước đây chúng ta vẫn thắc mắc là tại sao ngày xưa người ta không sử dụng sữa non để làm thành sữa như là một trong sáu nhóm thực phẩm hàng ngày mà bây giờ mới có. Đầu tiên vì trước đây người ta chưa phân tích ra những yếu tố có lợi. Thứ hai là các yếu tố công nghệ liên quan đến việc này, lượng sữa non của động vật cũng ít như người khi so với sữa trưởng thành nên thu hoạch nó là điều rất quan trọng. Phân tích về thành phần dinh dưỡng của các loại sữa sẽ thấy lượng protein đưa vào trong cơ thể từ sữa là các axit amin sẽ được chuyển hóa. Tương tự như chúng ta ăn thịt nhưng acid amin ở trong sữa có cấu trúc, thành phần khác với ở trong thịt. IgG là cấu trúc vô cùng nhỏ, nó sẽ hấp thu dễ hơn. Có rất nhiều loại thực phẩm tuy chúng ta ăn nhiều nhưng hấp thu chỉ 5 – 10%.

Có những loại chất dinh dưỡng khi đưa vào cơ thể sẽ sử dụng được ngay nhưng cũng có những loại phải chuyển hóa, tổng hợp thành của mình. Vì vậy nếu chúng ta có điều kiện và tiếp cận được với các sản phẩm mà thành phần chính của nó là sữa non, hàm lượng cao cũng như các nguyên liệu để tạo ra nó tốt thì chắc chắn sẽ có lợi cho sức khỏe hơn là các loại phổ thông. 

MC Kim Ánh: Ở New Zealand có một thực phẩm vô giá đối với người dân cũng như là trong công nghệ chế biến, đặc biệt là liên quan đến vấn đề sữa non là mật ong Manuka với rất nhiều thành phần giúp cho hệ miễn dịch và sức đề kháng. Bác sĩ có thể phân tích thêm cho mọi người về yếu tố thú vị này không ạ? 

BS.CK II Đỗ Thị Ngọc Diệp:

Tại Việt Nam, sản phẩm mật ong Manuka đã có các hệ thống đánh giá và khá nhiều hệ thống cho là mật ong Manuka có giá trị sinh học tốt nhất so với các loại mật ong khác. Hoa của cây Manuka có hương thơm rất đặc biệt và mật của nó có tính độc đáo nhất định, bạn có thể nhận thấy ngay khi sử dụng.

Thành phần chính của mật ong Manuka cũng tương tự như các loại mật ong khác. Trong mật ong sẽ có đường tuy nhiên đây là đường đôi. Ngoài ra nó còn có khá nhiều các vitamin, chất khoáng và đặc biệt là các chất khoáng vi lượng và siêu vi lượng, ví dụ như đồng, selen. Mật ong Manuka có hàm lượng các chất dinh dưỡng nhiều hơn. Điểm quan trọng thứ hai là nó có yếu tố kháng khuẩn và yếu tố chống oxy hóa giúp tạo ra các peroxide để khử các yếu tố gây hại cho cơ thể, đặc biệt là các vi sinh vật gây bệnh. Trong y văn người ta cũng sử dụng mật ong để phết lên vết thương. Nó tạo một hàng rào bảo vệ, ngăn chặn các vi khuẩn không thể xâm nhập và tồn tại vì mật ong có tính ưu trương cao. Một yếu tố quan trong trong mật ong Manuka là Methylglyoxal, đây là yếu tố kháng khuẩn rất cao, có thể nói là cao nhất so với các loại mật ong khác. Từ đó chúng ta sẽ nâng cao sức khỏe. Đây là một trong những sản phẩm rất tự hào của người dân New Zealand, được sử dụng nhiều và thay thế cho các loại đường.

MC Kim Ánh: Mật ong Manuka và sữa non có nhiều giá trị tuyệt vời. Nếu có một sản phẩm kết hợp cả hai yếu tố này thì sao ạ, thưa bác sĩ?

BS.CK II Đỗ Thị Ngọc Diệp:

Nếu chúng ta có điều kiện sử dụng mật ong hàng này là một điều rất tốt, trừ khi có chống chỉ định. Ví dụ như người bị đái tháo đường sẽ phải hạn chế sử dụng những thực phẩm có đường chuyển hóa nhanh. 

Chúng ta hoàn toàn có thể phối hợp sữa non và mật ong Manuka thành những sản phẩm thương mại. Các nhà sản xuất tìm hiểu và tìm cách phối hợp các thành phần nguyên liệu với nhau để có những sản phẩm phù hợp.

Câu hỏi của khán giả

Thưa bác sĩ, con tôi ăn rất nhiều nhưng mà không mập hay lớn, với trường hợp như vậy thì liệu dùng sữa non Lazu có giúp được trẻ hay không? 

Đầu tiên tôi cũng chưa biết là cháu bao nhiêu tuổi cũng như cân nặng, chiều cao của cháu. Do đó khó có thể trả lời được tình trạng dinh dưỡng của cháu như thế nào. Nhưng thông thường các cháu chậm tăng trưởng, theo dõi không thấy tăng cân cũng không tăng chiều cao, dù đã rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng hay chưa thì cơ bản sức đề kháng cũng sẽ yếu hơn. 

Về vấn đề tại sao cháu ăn nhiều mà vẫn không lên cân, chúng ta cần phải xem xét lại các yếu tố sau. Yếu tố đầu tiên là khảo sát và tìm hiểu kỹ chế độ ăn của cháu. Nếu cháu ăn không đủ 6 nhóm thực phẩm hoặc ăn không cân đối, không đủ lượng hoặc không đủ loại thực phẩm có giá trị sinh học cao. Ví dụ cháu chỉ thích ăn đậu chứ không ăn cá, thịt, trứng hoặc không uống sữa hay do phụ huynh chọn sữa không đúng loại. Đây chính là yếu tố khiến cho cháu chậm tăng trưởng. Yếu tố thứ hai cũng phải xem xét lại là lối sống của cháu. Ví dụ như giờ ngủ, vận động như thế nào? Nhóm yếu tố thứ ba đó là cháu có bệnh lý gì trong giai đoạn gần đây hay không? Tiếp theo nữa là khả năng hấp thu tiêu hóa của cháu như thế nào? Thêm nữa là phụ huynh đã chọn đúng các loại sữa và loại thực phẩm dùng cho cháu chưa? Ở Việt Nam thông thường các cháu khi qua mẫu giáo đã gần như không uống sữa vì rất nhiều lý do, đây chính là điểm mà chúng ta không nên làm. 

Câu hỏi tiếp theo là có nên cho cháu uống sữa Lazu không? Hoàn toàn có thể sử dụng sữa Lazu nếu cháu thuộc độ tuổi trong hướng dẫn của nhà sản xuất. Hiện nay hướng dẫn cho biết trên 4 tuổi đã có thể sử dụng được. Lưu ý thêm nếu chúng ta không chú ý đến bốn nhóm yếu tố trên mà chỉ chú trọng uống một loại sữa thôi và thấy không lên cân, cho rằng uống sữa không hiệu quả là đổ oan cho nhà sản xuất. Nếu có điều kiện nên đưa cháu đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa nhi, các đơn vị chuyên khoa về dinh dưỡng. Đây cũng là cách để giúp cho cháu có thể tăng trưởng thật là nhanh và tốt.

Thưa bác sĩ, hiện nay tôi xin nhờ bác sĩ giải đáp giúp là bà bầu có sử dụng được sữa non Lazu hay không và nên dùng sữa non hay là sữa công thức?

Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các loại sữa phổ thông. Ví dụ bạn có thể sử dụng sữa nguyên kem hoặc sữa dành cho phụ nữ có thai. Nếu bạn quan tâm và muốn sử dụng sữa Lazu thì cần xem thành phần, công thức, thông tin hướng dẫn của nhà sản xuất. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng được, bởi vì thành phần của nó cũng cung cấp năng lượng, chất đạm, gần như không có chất béo. Tuy nhiên bạn vẫn nhận được chất béo từ các nhóm thực phẩm khác. Điều này đặc biệt tốt đối với các đối tượng tăng cân quá nhanh trong quá trình mang thai. Khi mang thai nên sử dụng sữa khoảng một đến hai lần một ngày. Bạn sẽ có sức khỏe tốt hơn thông qua việc bổ sung vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là các yếu tố siêu vi lượng ở trong các loại sữa mà chúng ta quan tâm. Nguyên liệu từ sữa non luôn luôn là thành phần dinh dưỡng tốt hơn so với nguyên liệu từ các loại sữa trưởng thành. 

Thưa bác sĩ, em có một người bạn bị béo phì, với tình trạng như vậy thì việc sử dụng sữa Lazu có được hay không và hạn chế ăn uống thì có giúp cho mình giảm cân được không? 

Chắc chắn bạn sẽ phải theo dõi chương trình liên quan đến việc kiểm soát cân nặng và giảm cân trong các số tới của Tạp chí Sức khỏe để có thể cập nhật khi có chương trình liên quan. Chúng tôi rất hy vọng sẽ sớm có chương trình mới để có thể chia sẻ với bạn.

Việc cắt giảm ăn uống có thể giảm cân được. Để giảm cân bền vững thì chúng ta phải có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, xây dựng thực đơn phù hợp với cá thể của mình. Thứ hai là phải tăng cường vận động thể lực với cách thức dành riêng cho mình. Phần thứ ba là phải thay đổi lối sống và thứ tư thì tùy theo mức độ béo phì mà rất có thể sẽ phải sử dụng thuốc.

Nếu giảm ăn, không ăn thì chúng ta sẽ thay thế cái này bằng cái kia. Dựa trên thông tin của nhà sản xuất thì bạn có thể nhận thấy người béo phì cũng có thể sử dụng sữa Lazu nhưng đừng hiểu là uống sữa Lazu thì sẽ giảm cân. Việc giảm cân phải áp dụng các phương pháp đã được nêu ở trên. 

Vậy sữa Lazu có lợi gì? Đầu tiên, nó không có lượng chất béo. Thứ hai, năng lượng của nó không quá cao. Thứ ba, nếu bạn theo hướng dẫn của nhà sản xuất khi so với việc bạn uống một đơn vị sữa thì mức năng lượng của nó sẽ thấp hơn một chút, đây là một cách tích lũy để không đưa nhiều năng lượng hơn vào trong cơ thể so với việc sử dụng các thực phẩm khác. Không có yếu tố nào giúp cho bạn giảm cân từ thành phần của sữa Lazu. Bạn sử dụng sữa Lazu như một thực phẩm thay thế và nó có những giá trị với sức khỏe do người béo phì thường có sức đề kháng kém.

Thưa bác sĩ nhà em thì ba em bị tiểu đường cũng lâu rồi và đối với ba em thì việc ăn uống cũng hơi khó khăn, tức là phải ăn uống kiêng cữ và theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát được đường huyết một cách tốt nhất. Việc sửa sử dụng sữa Lazu có tốt cho người bị tiểu đường không và có nên sử dụng hay không? 

Người bị tiểu đường hay là đái tháo đường sẽ cần được các bác sĩ nội tiết khám, theo dõi và cho thuốc. Việc đầu tiên là phải đi tái khám và uống thuốc theo hướng dẫn, chỉ định của các bác sĩ. Phần thứ hai là chúng ta sẽ phải thực hiện một chế độ dinh dưỡng phù hợp, nhưng nếu không được tư vấn kỹ có lẽ bệnh nhân sẽ phải kiêng quá nhiều thứ. Người bị đái tháo đường sẽ cảm thấy mệt mỏi và sức đề kháng yếu đi. Do đó, lời khuyên là nếu như thực đơn hiện nay người thân của các bạn đang ăn và thấy thoải mái, cân nặng duy trì được mức lý tưởng, đường huyết cũng duy trì được tốt thì chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng. Nhưng trong trường hợp chúng ta thấy vẫn không đạt yêu cầu hay cân nặng vẫn quá cao hoặc quá thấp, người bệnh luôn luôn cảm thấy mệt mỏi hoặc cảm thấy ức chế thì chúng ta nên đi gặp các chuyên gia về dinh dưỡng, các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để các bác sĩ hỗ trợ cho việc xây dựng thực đơn phù hợp.

Khi xây dựng thực đơn phù hợp sẽ hướng tới việc chọn sữa nào để phù hợp. Hiện nay nhà sản xuất cũng cho biết sữa Lazu sử dụng được cho người đái tháo đường bởi lý do liên quan đến thành phần của nó. Trong nguyên liệu để tạo ra sữa này không có nhiều đường và không phải là loại đường làm đường huyết bị rối loạn khi người bị đái tháo đường sử dụng nên bạn có thể yên tâm lựa chọn  Ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng, nó còn cung cấp thêm những chất có giá trị cao hơn thông thường. Đây cũng là một trong những giải pháp thay thế nhóm thực phẩm sữa để giúp cho bạn và người thân có sức khỏe tốt hơn.

Bạn muốn đặt câu hỏi cho Đỗ Thị Ngọc Diệp
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Ý kiến của bạn ({{ pagination.lastes.total }})
Bài viết cùng chuyên khoa - Dinh dưỡng - Tiết chế
{{ item.desc.name }}
{{ item.doctor.data.desc.title }} Tư vấn
Banner Hỏi đáp Bác sĩ Banner Trò chuyện cùng BS banner 1 trong 4 box (Thư viện BS)
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận thông tin mới nhất từ Sức Khoẻ

Vui lòng để lại thông tin và Chuyên khoa bạn quan tâm, Sức Khỏe sẽ gửi đến bạn những cập nhật mới nhất qua Email của bạn.