Són tiểu sau sinh

BS. Nguyễn Hữu Trung
  • Tiến sĩ
  • Sản phụ khoa
  • Giảng viên
  • Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM
Xem thêm thông tin
Són tiểu - Tiểu không tự chủ là gì? Ở người phụ nữ bình thường, việc đi tiểu có thể xem là tự chủ, tức là tự bản thân người phụ nữ ý thức được và chủ động được chuyện sinh lý này. Có những lúc, nhu cầu sinh lý này hết sức cấp bách nhưng người phụ nữ có thể “nín” được và chủ động thực hiện khi ở vào hoàn cảnh thích hợp. Tuy nhiên, có một số người phụ nữ, tình trạng này bị rối loạn, việc đi tiểu không còn được điều khiển theo ý muốn. Đây gọi là tiểu không tự chủ - tiểu són - một trong những dạng của rối loạn sàn chậu, khá thường gặp ở những phụ nữ, nhất là những người đã trải qua sinh nở. Đâu là nguyên nhân và cách dự phòng tình trạng này như thế nào? Rối loạn sàn chậu là gì?

Són tiểu - Tiểu không tự chủ là gì?

Ở người phụ nữ bình thường, việc đi tiểu có thể xem là tự chủ, tức là tự bản thân người phụ nữ ý thức được và chủ động được chuyện sinh lý này. Có những lúc, nhu cầu sinh lý này hết sức cấp bách nhưng người phụ nữ có thể “nín” được và chủ động thực hiện khi ở vào hoàn cảnh thích hợp. Tuy nhiên, có một số người phụ nữ, tình trạng này bị rối loạn, việc đi tiểu không còn được điều khiển theo ý muốn. Đây gọi là tiểu không tự chủ - tiểu són - một trong những dạng của rối loạn sàn chậu, khá thường gặp ở những phụ nữ, nhất là những người đã trải qua sinh nở. Đâu là nguyên nhân và cách dự phòng tình trạng này như thế nào?

Rối loạn sàn chậu là gì?

Vùng sàn chậu hay còn gọi đáy chậu, là phần thấp nhất của bụng, được cấu tạo bởi các nhóm cơ gọi là cơ nâng, giúp nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu không cho bị sa ra ngoài. Khi các cơ này hoặc thần kinh chi phối các cơ này bị tổn thương, sẽ không thể co thắt, các cơ quan trong vùng chậu như bàng quang, tử cung, trực tràng bị sa ra ngoài, gây ra hội chứng rối loạn sàn chậu. Cụ thể như: tiểu không tự chủ, sa tạng chậu. Theo nghiên cứu, những rối loạn này ảnh hưởng đến 1/3 những phụ nữ trưởng thành, gây giảm chất lượng cuộc sống của những người phụ nữ.  

Nguyên nhân dẫn đến tiểu không tự chủ ở người phụ nữ

Tiểu không tự chủ thường gặp ở những phụ nữ đã sinh con, nhất là những phụ nữ đã trải qua sinh nở nhiều lần. Các nguyên nhân của việc mang thai và sinh con gây nên tình trạng tiểu không tự chủ chưa được hiểu rõ. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc mang thai và chuyển dạ sinh ngả âm đạo góp phần gây tổn thương sàn chậu là do việc đè ép, kéo căng hoặc rách các dây thần kinh, cơ và mô liên kết.

Tổn thương thần kinh  

Trong thời gian chuyển dạ và sinh ngả âm đạo, sự xuống của đầu thai có thể gây căng và đè nén lên sàn chậu và các dây thần kinh. Quá trình này có thể dẫn đến thoái hóa sợi myelin. Các yếu tố nguy cơ gây tổn thương thần kinh bao gồm sinh thủ thuật, chuyển dạ kéo dài hoặc trẻ sinh ra có cân nặng lớn. Các nghiên cứu cho thấy, đa phần những chấn thương thần kinh cơ sẽ tự phục hồi trong năm đầu tiên sau khi sinh. Điều này có thể giải thích cho việc tình trạng tiểu không tự chủ hay gặp trong 12 tháng đầu sau sinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những tổn thương thần kinh cơ có thể được nhìn thấy 5 đến 6 năm sau sinh. Nguy cơ tổn thương thần kinh cơ tăng lên khi người phụ nữ sinh đẻ nhiều lần. Đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn không biết tại sao ở một số phụ nữ chức năng thần kinh cơ phục hồi sau khi sinh và những người khác thì những tổn thương này tồn tại vĩnh viễn.

Tổn thương các cơ vùng sàn chậu

Tổ hợp cơ nâng sàn chậu là quan trọng đối với chức năng của sàn chậu. Trương lực nhóm cơ nâng sàn chậu lúc nghỉ giúp chống lại sự di chuyển xuống dưới của âm đạo khi gia tăng áp lực trong ổ bụng, ngăn sự sa các cơ quan vùng chậu qua lỗ âm đạo. Khi nhóm cơ nay bị tổn thương, trương lực cơ của nhóm cơ này mất đi, tình trạng tiểu không tự chủ và các rối loạn sàn chậu khác có thể xuất hiện.

Các yếu tố liên quan đến tiểu không tự chủ

Mang thai   

Tiểu không tự chủ là thường gặp trong thai kỳ hơn so với trước khi mang thai. Nhiều phụ nữ xuất hiện triệu chứng tiểu không tự chủ lần đầu tiên khi mang thai. Các triệu chứng này được giải quyết sau khi sinh hoặc trong thời kỳ hậu sản. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ có thể tồn tại triệu chứng này trong giai đoạn về sau.  Mức độ nghiêm trọng của sự tiểu không tự chủ tăng trong quá trình mang thai. Tỷ lệ cao nhất của tiểu không tự chủ được ghi nhận trong tam cá nguyệt thứ hai và đỉnh điểm là trong tam cá nguyệt thứ ba. Đau bụng chuyển dạ sinh  Các nghiên cứu cho thấy, nếu người phụ nữ trải qua cuộc chuyển dạ nhưng cuối cùng không sinh ngả âm đạo thì không tăng nguy cơ bị tiểu không tự chủ so với những người mổ sinh chủ động. Sinh thường ngả âm đạo và mổ lấy thai. Sinh ngả âm đạo dường như làm tăng nguy cơ tiểu không tự chủ. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc mổ lấy thai có tỷ lệ bị tiểu không tự chủ về sau thấp hơn. Tuy nhiên, việc sinh mổ không làm giảm hoàn toàn nguy cơ tiểu không tự chủ. 

Sinh ngả âm đạo có thủ thuật  

Việc sinh ngả âm đạo có sử dụng kềm forceps làm tăng nguy cơ sa tạng chậu. Tuy nhiên, hiện có rất ít dữ liệu về mối liên quan của việc sinh ngả âm đạo có sử dụng thủ thuật này và tình trạng tiểu không tự chủ sau sinh. Sinh ngả âm đạo có forceps hỗ trợ làm tăng nguy cơ rách cơ vòng hậu môn, làm tăng nguy cơ đi tiêu không kiểm soát, làm tăng nguy cơ bị sa các cơ quan vùng chậu. Tuy nhiên, nếu sinh ngả âm đạo có sử dụng giác hút sản khoa thì không làm tăng nguy cơ sa các cơ quan vùng chậu.

Tuổi của người phụ nữ  

Tuổi người phụ nữ tăng có liên quan với tăng nguy cơ rối loạn sàn chậu, tiểu không tự chủ cho dù người phụ nữ trước đây đã từng sinh hay không.

Trọng lượng lúc sinh  

Trẻ sơ sinh có trọng lượng quá to có thể làm tăng nguy cơ sa các cơ quan vùng chậu. Tuy nhiên, nhưng mối liên quan của việc sinh con to với tiểu không tự chủ chưa được xác định. Tập cơ sàn chậu dự phòng Các bài tập cơ sàn chậu được thực hiện trong thời kỳ mang thai ở những phụ nữ không có tình trạng tiểu không tự chủ, giúp giảm nguy cơ tiểu không tự chủ trong thời gian ngắn ngay sau sinh (khoảng 3 tháng), nhưng lợi ích lâu dài của những bài tập này chưa được xác định. Việc tập luyện sàn chậu sớm ngay sau sinh có thể gây hại cho một số phụ nữ, bởi vì việc tập thể dục sàn chậu sớm có thể ngăn cản việc phục hồi các tổn thương cơ sàn chậu.

Sinh mổ  

Sinh mổ làm giảm nguy cơ bị rối loạn sàn chậu so với việc sinh âm đạo. Tuy nhiên, việc mổ lấy thai không loại trừ hoàn toàn nguy cơ rối loạn sàn chậu trong tương lai. Vì vậy, các nhà khoa học không khuyến cáo thực hiện chỉ định mổ sinh vì mục đích dự phòng rối loạn sàn chậu sau sinh.

TS.BS Nguyễn Hữu Trung

Giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM

Trưởng Phòng Khám Phụ Sản Hoàng Gia

Theo Tạp chí Sức Khỏe - khoe24h.vn

Bạn muốn đặt câu hỏi cho Nguyễn Hữu Trung
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Ý kiến của bạn ({{ pagination.lastes.total }})
Bài viết khác của Nguyễn Hữu Trung
{{ item.desc.name }}
Bài viết khác - Sản phụ khoa
{{ item.desc.name }}
{{ item.desc.name }}
Banner Hỏi đáp Bác sĩ Banner Cơ sở y tế banner 1 trong 4 box (Thư viện BS) Banner Trò chuyện cùng BS
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận thông tin mới nhất từ Sức Khoẻ

Vui lòng để lại thông tin và Chuyên khoa bạn quan tâm, Sức Khỏe sẽ gửi đến bạn những cập nhật mới nhất qua Email của bạn.