Dinh dưỡng sau đột quỵ

BS. Nguyễn Thị Ngọc Hương
  • Bác sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa I
  • Dinh dưỡng - Tiết chế
  • Trưởng khoa
  • Bệnh viện Thống Nhất
Xem thêm thông tin
Hàng năm, trên toàn thế giới có 15 triệu người bị đột quỵ, trong số này, có 5 triệu người chết và 5 triệu người bị di chứng vĩnh viễn. Nguyên nhân chính của đột quỵ là tình trạng tăng huyết áp không kiểm soát (WHO).

Những vấn đề thường gặp sau đột quỵ:

Chứng nuốt khó

Liệt nửa người dẫn đến không thể tự ăn, tự uống

Giảm trí nhớ, giảm chú ý dẫn đến quên ăn, quên uống nước

Giảm cảm giác ngon miệng

Căng thẳng, dễ cáu gắt do không thể chấp nhận tình trạng hiện tại của cơ thể.

Mục tiêu chăm sóc sau đột quỵ là thúc đẩy tiến trình hồi phục. Một khẩu phần cân đối, đủ năng lượng, đủ đạm, đủ nước được xem là chìa khóa giúp người bệnh hồi phục nhanh sau đột quỵ.

Phòng ngừa “mất dáng” trong mùa dịch COVID

Các thực hành về dinh dưỡng giúp người bệnh mau hồi phục:

Ăn đa dạng các thực phẩm do không có một thực phẩm nào chứa đầy đủ tất cả các dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể hồi phục khỏe mạnh.

Thay đổi màu sắc các bữa ăn hàng ngày bằng cách dùng rau và trái cây đậm màu (đỏ, cam, vàng tươi, xanh lá cây đậm, xanh dương, tím), những loại rau quả này chứa nhiều các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Người bệnh nên ăn đủ 300g rau, củ và 100g đến 200g trái cây mỗi ngày.

Cung cấp đủ 1,5 đến 2,5 lít nước mỗi ngày.

Cung cấp đủ nhu cầu chất xơ vì chất xơ (fiber) mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe, như giảm cholesterol máu từ đó giảm nguy cơ đột quỵ tái phát, giúp quá trình tiêu hóa – hấp thu các dưỡng chất diễn ra thuận lợi, kiểm soát tình trạng đường huyết tăng cao sau bữa ăn, ngăn ngừa các bệnh dạ dày – ruột, đặc biệt là tình trạng táo bón.

Nhu cầu chất xơ ở người trưởng thành và người già là 21 – 30g mỗi ngày.

Người bệnh sau đột quỵ rất dễ bị thiếu chất xơ do ăn uống kém và phụ thuộc, vì vậy, cần chọn những thực phẩm sau đây để tăng cường lượng chất xơ khẩu phần:

Ngũ cốc, lương thực còn lớp cám.

Bánh làm từ ngũ cốc thô.

Nui, mì làm từ gạo lứt hoặc bột đại mạch.

Rau lá có màu xanh đậm

Cháo, súp có bổ sung các loại đậu hoặc bột đại mạch.

Sữa chua trộn trái cây tươi.

Trái cây ăn nguyên thay vì chế biến thành nước trái cây.

Cung cấp đủ nhu cầu Kali: Cả người bình thường lẫn người bệnh đều cần được cung cấp trên 3500mg kali mỗi ngày giúp duy trì tốt hoạt động của hệ tim – mạch. Thực phẩm giàu kali gồm chuối, quả mơ, cam, dưa lưới, táo, khoai tây, khoai lang, rau chân vịt (cải bó xôi), bí xanh và cà chua.

Giảm lượng cholesterol, chất béo no và chất béo trans (trans fat) trong khẩu phần:

Thực phẩm chứa nhiều chất béo no gồm mỡ động vật, thịt động vật còn lẫn nhiều mỡ, phô mai, lòng đỏ trứng, bơ, sữa, sản phẩm làm từ sữa toàn phần (sữa không tách béo). kem và vài loại dầu thực vật (dầu cọ, dầu dừa).

Thực phẩm chứa nhiều chất béo trans như bánh cookies, bánh quy giòn, các loại snack chiên, margarine, xà lách trộn có shortening và hầu hết các món chiên. Người bệnh sau đột quỵ nên chọn các món trên nhãn có ghi “trans fat free” (không có chất béo trans)

Thực phẩm giàu cholesterol gồm mỡ động vật, da động vật, nội tạng động vật, sữa toàn phần (không tách béo) và các loại lòng đỏ trứng. Khuyến nghị về Cholesterol cho người bệnh sau đột quỵ là dưới 200mg mỗi ngày.

Giảm muối trong khẩu phần: Người dân trên toàn thế giới đang sử dụng trung bình từ 9 đến 12g muối mỗi ngày, gấp đôi lượng khuyến nghị (dưới 5g muối/ ngày). Tổ chức Y tế Thề giới uớc tính sẽ giảm được 2,5 triệu người chết do đột quỵ nếu lượng muối khẩu phần giảm xuống mức khuyến nghị.

Thực hiện giảm muối trong khẩu phần hàng ngày như sau:

Không thêm muối vào thực phẩm sơ chế.

Không để các gia vị chứa nhiều muối trên bàn ăn như muối tiêu, nước tương ...

Hạn chế dùng các món có nhiều muối như bánh snack, món ăn liền, món chế biến sẵn, thực phẩm đông lạnh và đồ hộp.

Đọc nhãn thực phẩm và chọn những thực phẩm chứa ít muối, cụ thể là:

Một phần ăn (per serving) chỉ chứa ≤ 140mg Natri (ít muối), hoặc

Một phần ăn (per serving) ≤ 35mg Natri (rất ít muối)

Dùng các loại rau thơm và đồ gia vị (tỏi, gừng, nghệ, củ hành...) để tạo vị ngon của món ăn thay vì nêm nhiều muối, nước tương, nước mắm.

Lượng đường trong khẩu phần hàng ngày phải ít hơn 20g: sẽ dễ dàng đạt được khuyến nghị này khi giảm sử dụng đường trắng, đường nâu, mật ong và hạn chế tối đa các loại mứt, thạch, nước uống có đường.

Chăm sóc dinh dưỡng phù hợp với giai đoạn bệnh:

Người bệnh liệt na người nặng kèm chứng nuốt khó nên nuôi ăn qua ống thông mũi – dạ dày bằng cháo xay, súp xay nấu theo công thức hướng dẫn của bệnh viện nhằm đạt với yêu cầu 1ml cung cấp 1kcal, nếu có điều kiện, hãy dùng xen k cháo (súp) xay với các sản phẩm cao năng lượng (khi pha đúng hướng dẫn sẽ cung cấp từ 1 đến 1,5kcal/1ml). Ví dụ: Người bệnh cần 1500Kcal mỗi ngày tương đương với 1500ml cháo, súp xay chia làm 6 bữa, mỗi bữa 250ml; có thể dùng 3 bữa cháo (súp) xay xen kẽ 3 bữa sản phẩm cao năng lượng.

Người bệnh đã giảm nuốt khó: Có thể chuyển sang ăn trực tiếp, giai đoạn này, người bệnh rất dễ bị suy dinh dưỡng vì nhận không đủ nhu cầu năng lượng (do ăn chậm, nuốt chậm và chưa có cảm giác ngon miệng). Cần tạo không khí vui vẻ cho người bệnh, bằng cách xen kẽ khẩu phần của bác sĩ chỉ định với các món ăn người bệnh ưa thích. Khuyến khích người bệnh tập luyện theo khả năng từ 15 – 30 phút mỗi ngày để có được tâm trạng tích cực và cảm giác đói khi đến bữa ăn.

Người bệnh đã hồi phục nhiều (gần giống người bình thường): Gia đình nên cùng ăn với người bệnh, tuy nhiên, luôn có thêm món phụ (sữa chua trái cây, sinh tố, bánh flan, sữa đậu nành ….) để bổ sung ngay sau bữa ăn nếu người bệnh ăn ít. Tiếp tục duy trì 2 -3 bữa phụ xen kẽ các bữa chính.  

Chăm sóc dinh dưỡng tốt không chỉ giúp người bệnh mau hồi phục mà còn giảm nguy cơ tái phát đột quỵ”.

  

BS. CK1. Nguyễn Thị Ngọc Hương

 

 

Bạn muốn đặt câu hỏi cho Nguyễn Thị Ngọc Hương
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Ý kiến của bạn ({{ pagination.lastes.total }})
Bài viết khác của Nguyễn Thị Ngọc Hương
{{ item.desc.name }}
Bài viết khác - Dinh dưỡng - Tiết chế
{{ item.desc.name }}
{{ item.desc.name }}
Banner Hỏi đáp Bác sĩ Banner Cơ sở y tế banner 1 trong 4 box (Thư viện BS) Banner Trò chuyện cùng BS
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận thông tin mới nhất từ Sức Khoẻ

Vui lòng để lại thông tin và Chuyên khoa bạn quan tâm, Sức Khỏe sẽ gửi đến bạn những cập nhật mới nhất qua Email của bạn.