Thứ tư, 14/10/2020, 03:54 (GMT+7)

Bệnh nhân vui tính - Phẫu thuật

Phẫu thuật - hay dân gian còn gọi là mổ - thật sự là một phương pháp chữa trị tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đương nhiên, để phải dùng đến phương pháp này thì các bác sĩ đã phải cân nhắc rất nhiều rồi. Nhiều người bệnh nghĩ rằng, vô mổ thì gây mê mất tiêu rồi, biết gì nữa đâu mà lo. Có lo cũng chẳng giúp được gì. Thực sự không hẳn là như vậy, nếu biết cách lo, thì bản thân người bệnh và người nhà cũng có thể giúp ích rất nhiều để cuộc mổ được diễn ra suôn sẻ.

Phẫu thuật - hay dân gian còn gọi là mổ - thật sự là một phương pháp chữa trị tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đương nhiên, để phải dùng đến phương pháp này thì các bác sĩ đã phải cân nhắc rất nhiều rồi. Nhiều người bệnh nghĩ rằng, vô mổ thì gây mê mất tiêu rồi, biết gì nữa đâu mà lo. Có lo cũng chẳng giúp được gì. Thực sự không hẳn là như vậy, nếu biết cách lo, thì bản thân người bệnh và người nhà cũng có thể giúp ích rất nhiều để cuộc mổ được diễn ra suôn sẻ.

Câu chuyện thứ nhất: Trước khi mổ có nên ăn lấy sức?

Tèo: Tía à Tía, bác sĩ ổng nói coi bộ nghiêm trọng rồi nghe Tía.

Tía: Nghiêm trọng sao bây?

Tèo: Bác sĩ nói là tình trạng của má coi bộ phải mổ à.

Tía: Trời trời... Má bây nào giờ mạnh khù khù, giờ mới té nhẹ chút xíu cái mổ luôn hả?

Tèo: Mạnh yếu gì Tía, cần mổ thì phải mổ thôi.

Tía: Vậy tiền đâu mà mổ đây Tèo, hay mày gọi thằng Tí coi.

Tèo: Đâu có Tía, bác sĩ nói Bảo hiểm thanh toán. Không lo vụ đó đâu.

Tía: Vậy cũng phải cho má bây ăn cái gì chút chớ, tao thấy bả yếu quá, vô mổ sao chịu nổi.

Tèo: Đâu có đâu Tía, bác sĩ với mấy cô y tá dặn kỹ lắm: KHÔNG ĐƯỢC ĂN UỐNG GÌ.

Tía: Trời, bác sĩ giờ ngộ ta? Không cho ăn lấy sức đâu? Hay nói má bây uống đại hộp sữa hay gì đi... chớ đói quá vô đó... lỡ có gì...

Tèo: Tía, do Tía hổng biết thôi. Bác sĩ dặn là vô mổ, người ta có thể đặt ổng thở cho má. Lúc đó mà trong bụng có thức ăn, có khi nó trào qua ống thở, là... nghỉ thở à Tía.

Tía: Gì gì mà nghỉ thở... nghỉ thở thì... chết sao bây?

Tèo: Thì đó... mà Tía đừng có nói... xui lắm nhe Tía...

Tía: Ờ ờ... thôi không nói nữa.

Tại nhiều Bệnh viện, do điều kiện về cơ sở vật chất, bệnh viện không có đủ phòng để người bệnh của một bác sĩ vào chung một phòng, mà phải nằm ở nhiều phòng khác nhau, trong một phòng lại có người bệnh của 2-3 bác sĩ khác nhau. Nếu công tác khám bệnh mỗi ngày không được tổ chức tốt, nguy cơ khám sót bệnh là có thể xảy ra. Nếu chờ đến 10h sáng mà chưa được khám, hãy chủ động liên hệ với Điều Dưỡng chăm sóc cho bạn.

Câu chuyện thứ hai: Mổ lúc nào?

Tía: Tèo, hay mày vô hỏi bác sĩ coi con, chớ nói chờ sáng mổ mà sao tao thấy chờ quài mà chưa mổ vậy Tèo?

Tèo: Dạ, con cũng thấy lo quá, má nhìn đói qua giờ rồi, kiểu này đói meo rồi.

Tía: Thì con vô hỏi thử coi... chớ vầy sao được?

Tèo: Để con vô hỏi coi sao...

....

Tèo: Tía, ở trỏng nói là chưa tới lượt đâu, chắc phải 2 tiếng nữa.

Tía: Trời, mổ mà như đi cáp treo, chờ tới lượt nữa.

Tèo: mấy cô nói, phòng mổ thì có mấy phòng đó thôi, lịch mổ thì bác sĩ họ sắp xếp hết rồi. Có điều đâu phải lúc nào mấy ca mổ cũng đúng bon đâu, nhiều khi còn có hiệp phụ đồ nữa. Nên mấy ca mổ sau là hay bị tình trạng kéo dài lắm.

Tía: Ờ ờ... nghe thì biết vậy... giờ má bây đói quá... mong cho nhanh nhanh thôi.

Ở bệnh viện, có 2 dạng mổ: đó là mổ cấp cứu và mổ chương trình. Mổ cấp cứu dành cho những ca cấp cứu cần phải mổ khẩn cấp. Còn mổ chương trình là những ca mổ được lên lịch trước, cả bác sĩ - ê kíp mổ và người bệnh có thể chủ động sắp xếp được thời gian phù hợp. Tuy nhiên, trong ngày diễn ra cuộc mổ, có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới cuộc mổ của bạn bị chậm, như: ca mổ trước đó kéo dài hơn so với dự kiến, dụng cụ - thiết bị mổ ở ca trước gặp trục trặc - cần khắc phục mới mổ tiếp được, có thể có ca mổ cấp cứu chen ngang và đương nhiên cũng không thể loại trừ những yếu tố con người như: bác sĩ mổ cho bạn đến trễ, chuẩn bị dụng cụ mổ không đúng - phải chuẩn bị lại - nhưng bộ dụng cụ cần cho cuộc mổ của bạn lại đang nằm trong một cuộc mổ khác, và cần phải xử lý tiệt khuẩn trước khi dùng cho bạn...

Câu chuyện thứ ba: Mổ xong là khoẻ?

Tía: Thiệt là ông trời phù hộ, má bây mổ xong giờ thấy khoẻ rồi. Hy vọng bác sĩ cho về sớm.

Tèo: Thì bác sĩ nói, nằm ổn vài bữa, cho vết mổ ổn định, rồi tập đi lại cho cái khớp chắc ăn cái rồi về thôi.

Tía: Vậy hả, tao thấy má bây mạnh lại rồi, vài bữa bả rượt tao chạy không kịp bây giờ. Ờ, hay là kêu bả bước xuống giường tập đi sớm sớm đi, bác sĩ ổng thấy khoẻ rồi thì ổng cho về luôn.

Tèo: Tía Tía... xúi bậy không à. Sáng nay đi khám bác sĩ nói rồi, chừng nào cho đi mới được đi, tự ý đi là coi chừng trật khớp, vô mổ lại đó.

Tía: trời trời... mổ một lần mắc ớn rồi, đòi mổ lại bây... hù tao hả?

Tèo: Ai hù Tía chi, Bác sĩ còn nói, lúc mới tập đi, còn phải quay trở người đúng cách, đúng tư thế nữa kìa, chớ lơ tơ mơ là... uổng công ổng mổ.

Tía: Thôi thôi, rắc rối quá, sao cũng được, miễn về sớm là được.

Chăm sóc sau mổ góp phần rất quan trọng vào kết quả của cuộc mổ, hãy hết sức chú ý và ghi nhớ lời dặn của bác sĩ.

Theo Tạp chí Sức Khỏe

Bạn muốn đặt câu hỏi cho
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Ý kiến của bạn ({{ pagination.lastes.total }})
Bài viết khác - Khoẻ & vui
{{ item.desc.name }}
{{ item.desc.name }}
Banner Hỏi đáp Bác sĩ Banner Cơ sở y tế banner 1 trong 4 box (Thư viện BS) Banner Trò chuyện cùng BS
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận thông tin mới nhất từ Sức Khoẻ

Vui lòng để lại thông tin và Chuyên khoa bạn quan tâm, Sức Khỏe sẽ gửi đến bạn những cập nhật mới nhất qua Email của bạn.