Nửa lá gan cho đi – Trọn cuộc đời giữ lại

Phó Trưởng khoa Ngoại Gan- Mật- Tụy Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM
Trung tuần tháng 8 vừa qua, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD) đã thực hiện thành công ca ghép gan đầu tiên từ người sống. Với sự tham gia của gần 50 chuyên gia, bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, nhân viên y tế, 50% lá gan của chị Trương Kim Hường (sinh năm 1985) đã được cắt, ghép thành công cho người chồng là anh Trần Văn Vách (sinh năm 1968). Việc thực hiện ca ghép ngay tại Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để người bệnh, người hiến và gia đình không phải tốn kém thời gian, chi phí đi lại, sinh hoạt ở nước ngoài, cũng như thuận lợi hơn trong quá trình chăm sóc phục hồi và tái ghép sau ghép. Thành công này đã mở ra một tương lai với chất lượng sống tốt đẹp hơn cho chính người bệnh và gia đình. Nhân đây, Phóng viên Báo Sức Khỏe đã có cuộc trao đổi cùng TS. BS Trần Công Duy Long - Phó Trưởng khoa Ngoại Gan - Mật - Tụy BV ĐHYD xung quanh vấn đề ghép gan hiện nay. Thưa BS, với nguồn gan để thực hiện các ca ghép hiện nay, chủ yếu từ nguồn nào? Bệnh viện nói riêng và các BV khác nói chung có gặp những khó khăn nào không?Về ghép gan, hiện nay có 2 nguồn ghép chính. Một từ người chết não, hiến tạng. Còn lại từ người sống như những người có cùng huyết thống hoặc vợ - chồng, a phần đối với các nước Âu Mỹ, nguồn ghép thường từ người chết não, hiến tạng. Tuy nhiên, ở một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, do ảnh hưởng từ phong tục, tôn giáo... nên quan niệm về việc hiến tạng từ người sống vẫn chưa được đông đảo người dân hưởng ứng. Vì vậy, chúng ta cần phải có thêm thời gian để người dân có thêm nhiều thông tin hơn, có thể thay đổi suy nghĩ về việc hiến tạng từ người sống là một việc làm rất nhân văn. Nguồn gan chính hiện nay đa phần từ những người có quan hệ huyết thống như cha - mẹ, con cái, hoặc vợ - chồng, nếu người hiến và người nhận có cùng nhóm máu. Không chỉ vậy, Y học hiện nay phát triển vượt bậc, đã có thể tiến đến việc người khác nhóm máu vẫn có thể cho tạng nhờ vào sự can thiệp của các loại thuốc ức chế miễn dịch.Riêng đối với gan có một khả năng đặc biệt, chỉ cần từ 30 - 40% lá gan của người hiến đã có thể sử dụng cho người được nhận, bởi chúng ta vẫn có thể hoạt động bình thường với nửa lá gan. Bên cạnh đó, lá gan của người hiến vẫn có khả năng tăng sinh, bù trừ, tái tạo rất mạnh. Vì vậy, hai nửa lá gan trong hai cơ thể có thể sinh sôi, nẩy nở nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho người hiến tạng và chữa trị được bệnh cho người nhận, kể cả những bệnh nan y, để họ có thể trở về cuộc sống bình thường, kéo dài thời gian sống.Chỉ định ghép gan hiện nay chủ yếu cho người bị xơ gan và dùng thuốc không còn hiệu quả nữa. Ngoài đối tượng xơ gan thì còn những đối tượng nào khác có thể được chỉ định ghép gan hay không?Những trường hợp được chỉ định ghép gan khi gan bệnh nhân đã rơi vào tình trạng xấu, xơ gan nặng mà những phương pháp chữa trị không còn hiệu quả như xơ gan giai đoạn cuối, mất bù không còn hoạt động được thì sẽ được chỉ định cắt bỏ phần gan đó và thay bằng lá gan mới. Đây có thể xem là phương pháp điều trị triệt để và giúp cho bệnh nhân được trở về cuộc sống bình thường. Hoặc những ca ung thư nhưng chưa bị xâm lấn ra các cơ quan lân cận. Và những ca suy gan cấp cũng có thể được chỉ định ghép tạng. Như trường hợp gan của bệnh nhân vẫn hoạt động bình thường, nhưng vô tình sử dụng một loại thuốc hay độc chất nào đó làm tác động đến gan khiến gan bị tổn thương nặng, dẫn đến suy gan mà không thể hồi phục được. Có thể kể đến một số trường hợp dẫn đến suy gan cấp như bệnh nhân lạm dụng Paracetamol, hay ăn phải những loại nấm độc. Hay một tình huống Bệnh viện thường gặp phải, khi bệnh nhân đang điều bị viêm gan siêu vi B rất tốt nhưng sau đó, bệnh nhân chủ quan và ngưng điều trị, nên bệnh bùng phát lên rất nặng và đưa đến tình trạng suy gan thứ cấp, khả năng tử vong cao. Nếu ca đó được ghép gan kịp thời sẽ hạn chế được khả năng xảy ra nguy hiểm đến tính mạng cho bệnh nhân.Bên cạnh đó, có một số bệnh lý bẩm sinh như teo hẹp đường mật, bất thường về mạch máu ở gan... cũng có thể đưa đến tình trạng suy gan, vì vậy, đây cũng là một trong những trường hợp được chỉ định ghép tạng.Có thể nói, chỉ định ghép gan được mở rộng ở nhiều bệnh lý với mục đính chính dùng để cứu chữa cho người bệnh khi gan không còn hoạt động tốt, kể cả những trường hợp bị ung thư gan nhưng chưa quá trễ, xơ gan nặng.Trong tương lai, BV ĐHYD hướng đến những đối tượng nào được ưu tiên để ghép gan?Sau thời gian chuẩn bị lâu dài và kỹ lưỡng về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và trình độ chuyên môn để thực hiện các ca phẫu thuật ghép tạng, hiện nay, bệnh viện sẽ tiến hành các cuộc phẫu thuật ghép tạng tiêu chuẩn và thường quy hơn. Tính đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều ca đăng ký để được phẫu thuật hiến và ghép tạng. Như sắp tới đây, BV ĐHYD sẽ tiến hành ca ghép gan từ con gái ghép cho cha và sau đó là trường hợp con trai ghép gan cho mẹ.

Tư vấn chuyên môn: TS. BS Trần Công Duy Long

Phó Trưởng khoa Ngoại Gan- Mật- Tụy Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

Minh Khuê viết

Theo Tạp chí Sức Khỏe - khoe24h.vn

Bạn muốn đặt câu hỏi cho
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Ý kiến của bạn ({{ pagination.lastes.total }})
Bài viết khác - Tiêu hóa - Gan - Mật - Tụy
{{ item.desc.name }}
{{ item.desc.name }}
Banner Hỏi đáp Bác sĩ Banner Cơ sở y tế banner 1 trong 4 box (Thư viện BS) Banner Trò chuyện cùng BS
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận thông tin mới nhất từ Sức Khoẻ

Vui lòng để lại thông tin và Chuyên khoa bạn quan tâm, Sức Khỏe sẽ gửi đến bạn những cập nhật mới nhất qua Email của bạn.