Thứ sáu, 08/11/2019, 06:52 (GMT+7)

Coi chừng viêm loét giác mạc do vi nấm!

BS. Đoàn Kim Thành
  • Thạc sĩ, Bác sĩ
  • Nhãn khoa
  • Phó trưởng bộ môn Mắt
  • Phòng khám Đa khoa Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Xem thêm thông tin
Trong cuộc sống, có những tình huống tưởng như “không sao” và mọi người cũng dễ bỏ qua: bị tác động vào mắt do bụi, cành cây, lúa thóc, không nắm nguyên tắc tháo lắp, vệ sinh kính áp tròng, hoặc thường xuyên sử dụng thuốc có chứa corticoid (dexa) để nhỏ mắt khi mắt đỏ, đau… Và theo đó, các bào tử nấm kí sinh trên thực vật đó sẽ bám vào vết thương trên giác mạc và phát triển, gây viêm loét. Đây là một bệnh nguy hiểm, để lại những di chứng rất nặng nề và vĩnh viễn như sẹo giác mạc, teo nhãn, giảm thị lực hoặc có thể mù mắt.

 Viêm loét giác mạc do nấm là gì? Viêm loét giác mạc do nấm là tình trạng mất sự toàn vẹn lớp biểu mô giác mạc (nói dễ hiểu là lớp “da” của giác mạc), kèm theo tình trạng nhiễm nấm gây viêm loét trên giác mạc, thường gặp đứng thứ 2 sau vi khuẩn.

Tình hình viêm loét giác mạc do nấm tại Việt Nam

- Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa, là điều kiện rất thích hợp cho các loài nấm sợi phát triển. Trong đó, viêm loét giác mạc do nấm thường gặp ở những người làm công việc liên quan đến nông nghiệp như làm ruộng, nương rẫy. Bệnh xảy ra sau chấn thương do bụi, cành cây, lúa thóc... tác động vào mắt. Và theo đó, các bào tử nấm kí sinh trên thực vật đó sẽ bám vào vết thương trên giác mạc và phát triển, gây viêm loét.

- Ngoài ra còn các yếu tố khác như đeo kính áp tròng không rõ nguồn gốc, không nắm vững nguyên tắc tháo lắp, vệ sinh kính. Hoặc bệnh nhân lạm dụng thuốc có chứa corticoid (dexa) để nhỏ mắt khi mắt đỏ, đau. Điều này rất phổ biến, vì hầu hết người dân có thể tự mua các loại thuốc nhỏ mắt này mà không cần toa bác sĩ nhãn khoa.

- Mỗi ngày, khoa Giác mạc bệnh viện mắt TP.HCM khám cho hơn một trăm trường hợp viêm loét giác mạc các loại, trong đó, 1/3 số ca mắc có kết quả xét nghiệm do vi nấm gây ra.

- Có nhiều loại nấm sợi gây viêm loét giác mạc, trong đó, độc tính cao nhất, nguy hiểm nhất là Fusarium và Aspergilus.

Dấu hiệu của bệnh viêm loét giác mạc do nấm

- Bệnh nhân sau khi bị chấn thương gây trầy giác mạc, nếu có vi nấm xâm nhập, sau vài giờ là mắt sẽ viêm đỏ, chảy nước mắt nhiều, đau nhức dữ dội, đặc biệt là gần sáng sẽ rất đau. Ngoài ra, mắt bệnh sẽ không mở nổi do đau nhiều và rất sợ ánh sáng.

- Nếu có bất kỳ dấu hiệu trên hoặc tốt nhất là khi mắt bị chấn thương thì nên đến các cơ sở chuyên khoa mắt để điều trị kịp thời, không nên tự điều trị tại nhà.

Cách điều trị

- Tại cơ sở y tế có chuyên khoa mắt, các bác sĩ sẽ thăm khám, cho lấy mẫu tại mắt để làm xét nghiệm tìm vi nấm. Nếu kết quả dương tính, thuốc kháng nấm nhỏ mắt và uống sẽ được áp dụng cho bệnh nhân.

- Bệnh nhân sẽ được nhập viện nếu ổ loét rộng, lan sâu hoặc nguy cơ thủng giác mạc cao.

  Phòng tránh

- Nên đeo kính bảo hộ khi làm việc hoặc ra đường.

- Nếu bị bụi, cành cây, lúa thóc bắn vào mắt thì không nên dụi mắt để tránh trầy xước giác mạc. Nên đến cơ sở chuyên khoa để điều trị.

- Những người dùng kính tiếp xúc thì cần tuân thủ vệ sinh để tránh việc nhiễm nấm.

- Không nên tự ý mua thuốc nhỏ mắt bừa bãi. Nên đi khám nếu mắt có biểu hiện bất thường.

ThS. BS Đoàn Kim Thành

ThS. BS Nguyễn Ngọc Anh Tú

 Phòng khám Mắt

Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch

 

         

Bạn muốn đặt câu hỏi cho Đoàn Kim Thành
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Ý kiến của bạn ({{ pagination.lastes.total }})
Bài viết khác của Đoàn Kim Thành
{{ item.desc.name }}
Bài viết khác - Nhãn khoa
{{ item.desc.name }}
{{ item.desc.name }}
Banner Hỏi đáp Bác sĩ Banner Cơ sở y tế banner 1 trong 4 box (Thư viện BS) Banner Trò chuyện cùng BS
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận thông tin mới nhất từ Sức Khoẻ

Vui lòng để lại thông tin và Chuyên khoa bạn quan tâm, Sức Khỏe sẽ gửi đến bạn những cập nhật mới nhất qua Email của bạn.